Tháng 3, bàn về hạnh phúc

Khi người trẻ cùng người già tìm kiếm niềm vui. (Ảnh: Hùng Cao).
Khi người trẻ cùng người già tìm kiếm niềm vui. (Ảnh: Hùng Cao).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng 3 có ngày được gọi là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hạnh phúc là một khái niệm tương đối. Người trẻ bây giờ có nhiều ước vọng hạnh phúc cao sang, xa vời, chinh phục những giấc mơ mới lạ để thỏa lòng mong ước. Còn người xưa, không gian sống nhỏ hẹp, hạnh phúc là “một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” (Chế Lan Viên)…

“Một gian nhà nhỏ đi về có nhau”

Đọc lại truyện Chí Phèo của Nam Cao đoạn sau khi ái ân với Thị Nở xong, Chí Phèo bỗng nhìn đời thật thanh bình, mơ một giấc mơ gia đình yêu thương, có vợ yêu thương, có con cái để chăm sóc. Một kẻ bên lề xã hội, thành cái gai trong xóm làng lại có giấc mơ thật êm đềm.

“... Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!

- Vải hôm nay bán mấy?

- Kém ba xu dì ạ.

- Thế thì còn ăn thua gì!

- Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.

Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm, ba sào ruộng làm…”.

Không gian mong ước của Chí Phèo là cuộc sống của người Việt xưa “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”. Người Việt xưa thuần nông, cuộc sống trông đợi vào nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Một mái nhà tranh có lợn, gà, ruộng vườn xinh xắn… là mơ ước của mọi người.

Các cụ xưa cũng mơ về hạnh phúc, mơ một đời no ấm, con cái lành lặn, gia đình ấm êm, hoà thuận, trên dưới một lòng. Nên đầu xuân hay đi lễ chùa nguyện cầu, dâng sao giải hạn là vậy!

Cái hạnh phúc của cha ông ta là hạnh phúc biết thân, biết phận, cái hạnh phúc gửi gắm vào trời đất, số phận. Cái hạnh phúc đấy như một thói quen, một sự thích nghi với nhịp sống nơi thôn dã, vì họ biết mình muốn tới thứ xa hoa cũng không thể được. Không có quan hệ, kinh tế bấp bênh, học thức cũng không thì sao mơ tới hạnh phúc khác, chi bằng: “Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”.

Khung cảnh đó người xưa gọi là “vui với cảnh nghèo”. Một sự an phận, cái nhàn chấp nhận, cái yêu thương đó cũng coi đó là hạnh phúc dù khó nhọc “Yêu nhau chẳng quản lầm than/Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua”.

Nhà thơ Nguyễn Bính hay viết về tình quê thôn dã, bình dị, có dậu mồng tơi, cô hàng xóm thương nhớ. Ông thích cái tình quê dan díu đó mà không muốn thành thị, xa hoa làm đổ vỡ.

“Nhà gianh thì sẵn đấy/Vợ xấu có làm sao/Hoa súng nở đầy ao/Mấy sào vườn đất mới/Giồng dâu và giống cam/Không ngại xa người tới/Thăm tôi tôi cảm ơn...” (Thanh Đạm - 1963).

Và trong bài “Thuở trước”, ông cũng viết thiết tha lắm: “Sáng giăng chia nửa vườn chè/Một gian nhà nhỏ đi về có nhau”.

Tình vợ chồng nơi quê nghèo là vậy! Chả có ham muốn gì ghê gớm vượt qua luỹ tre làng. Nhịp sống chậm rãi, hưởng thụ thứ thanh nhàn có sẵn từ thiên nhiên.

Đó là cuộc sống yên bình, giản dị, hạnh phúc và thơ mộng. Giản dị là một nét văn hoá mộc mạc mà đáng quý trong đời sống của người dân đất Việt. Cụ Nguyễn Khuyến xưa viết “Thu ẩm” cũng vậy, lối sống nho nhã, như cô lập với ngoài kia nơi kinh thành ồn ã, bủa vây với chức tước, ganh đua…“Năm gian nhà cỏ thấp le te/Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè/Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt/Làn ao lóng lánh bóng trăng loe/Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?/Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe/Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy/Độ năm ba chén đã say nhè” (Thu ẩm - Nguyễn Khuyến).

Ảnh hưởng của Khổng giáo đối với nhà nho xưa là vậy. Họ chỉ muốn “mùa xuân mưa nên đọc sách, mùa hè mưa nên đánh cờ, mùa thu mưa nên lục đồ cất trong rương, mùa đông mưa nên uống rượu” (Một quan niệm về sống đẹp - Lâm Ngữ Đường).

Người trẻ khát khao hạnh phúc

Ngõ vắng. (Ảnh: Tuấn Ngọc).

Ngõ vắng. (Ảnh: Tuấn Ngọc).

Thế giới của chúng ta hiện tại đầy rẫy âu lo: học tập, sự nghiệp, kiếm tiền mua nhà, lấy vợ, nuôi dạy con cái học tập… Mỗi gia đình có những mục tiêu, tham vọng riêng, nên con người chạy theo vòng xoáy đó đến phát mệt, ít có những phút giây hạnh phúc thực sự.

Nói như thiền sư Thích Nhất Hạnh, con người hiện đại không còn tự do cho chính mình, họ bị quá nhiều thứ ràng buộc, phải làm cái này, cái kia, đến mệt nhoài, cứ mãi miết tranh đấu… Nên sư ông khuyên con người cần có thư giãn, tĩnh tâm trong mọi công việc để có được hạnh phúc…

“Phát triển sự thư giãn, buông bỏ những lo lắng, sợ hãi và bạo động là hạnh phúc đang có mặt. Mỗi người đều có khả năng chế tác ra sự thư giãn với tư cách cá nhân và năng lượng đó sẽ ảnh hưởng tới tập thể. Thí dụ một người giáo viên nếu có ý thức nuôi dưỡng sự thư giãn trong mình và chế tác sự thư giãn đó cho học sinh thì việc dạy và học sẽ thành công hơn. Giữa giáo viên và học sinh có sự nhẹ nhàng mà không phải căng thẳng, mệt mỏi. (Trích trong sách “Con đã có đường đi” của Sư ông Làng Mai).

Nhưng rồi sau sự mệt nhọc “cơm áo, gạo tiền” đó, con người vẫn cần tìm về chốn nương náu, để tìm kiếm hạnh phúc giản đơn, vì sức người có hạn, cơ thể phải nghỉ ngơi. Nhiều người trẻ bây giờ chọn làm việc tự do, coi như “nghỉ hưu sớm”, để chọn cho mình sự tự do công việc, tự do tâm hồn mà không bị nhiều ràng buộc.

Ngôi nhà cũ có ba mẹ khiến ta nhớ nhiều, những đứa con bôn ba “nhớ thương bạc trắng mái đầu” vẫn khát khao mong ngày về, ngồi bên nhau ôn lại kỷ niệm. Đó chính là phút giây hạnh phúc mà cuộc sống áp lực nhiều khi họ không có được.

Tôi đọc bạn tôi viết về hạnh phúc đơn giản mà thương quá. “Ngày đầy nắng, một tà áo dài, một chiếc xe đạp dừng vội trước cửa nhà, tiếng gọi và chiếc băng cassette cũ. Cô bảo tôi rằng: “Em thấy mình hạnh phúc hơn nhiều người khác vì được thưởng thức âm nhạc”...

Câu nói nghe thật đơn giản, nhưng nó khiến tôi phải nhìn lại và trân trọng niềm hạnh phúc ấy của mình. Trên thế giới này còn biết bao nhiêu người suốt ngày chỉ nghe tiếng súng đạn, tiếng máy móc chạy, phải bươn chải vì miếng ăn trước mắt thay vì thưởng thức âm nhạc. So với họ, tôi đúng là hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tôi nghĩ, khi nghe được một bài nhạc mà mình thích, những mệt nhọc cũng tan bớt đi… Không chỉ nghe bằng tai mà còn cảm nhận nó bằng tâm hồn.

Có những bài nhạc chỉ nghe một thời gian rồi tự dưng thấy chán, chán đến mức không muốn nghe, không muốn nhắc đến nữa. Tôi cũng nhiều lần cảm thấy vậy. Nhưng ngược lại, có những bài càng nghe càng muốn nghe nữa, không hiểu vì sao… Một trong những bài hát tôi thích nhất là “Hoa tím ngoài sân” (Nhạc sĩ Thanh Tùng).

Một bài tình ca theo đúng phong cách Thanh Tùng. Nghe thấy trong đó tất cả những sự vật mà tôi thích: một ngày tình cờ, hoa tím, mảnh sân, mặt trời, lá và gió, mùa thu, bước chân… Những thứ bình dị ấy vào bài hát bỗng trở nên rất có hồn, đầy cảm xúc. Những giai điệu nhẹ nhàng và da diết, lời ca ý nhị mà quyến rũ. Nghe trong đó một câu chuyện không hề đơn điệu, đầy đủ những cung bậc cảm xúc, những lúc trầm lắng và lúc cao trào, đượm chút buồn nhưng không ảo não. Không hiểu tại sao trong số những người hát bài này, tôi vẫn thích nghe Trần Thu Hà hát nhất và tôi bắt đầu thích chị với những tình khúc dịu dàng như thế.

"Từ lâu lắm đã vắng em trên con đường này/Cây bây giờ lá rụng, gió heo may".

Một người có một ngôi nhà đẹp nhưng họ vẫn chưa vừa lòng, họ muốn ngôi nhà nằm bên bờ biển để đưa gia đình đi tắm biển, họ muốn ngôi nhà sườn đồi có suối chảy qua… Tham vọng đó với họ là hạnh phúc vì họ cần nhiều hơn sự đơn giản. Nhưng trong sự tìm kiếm hạnh phúc đó sẽ có sát thương. Nên tại sao nhiều người giàu vẫn khổ đau, hoạn nạn là vậy!

Người giàu có nước mắt của người giàu, người nghèo cũng vậy. Con người luôn phải đồng hành với hạnh phúc và khổ đau. Điều quan trọng trên hành trình đó chúng ta phải giữ được tâm thế bình thản coi điều vui buồn là người bạn, chả phải điều gì quá tiêu cực hay hân hoan quá.

Ca sĩ trẻ tuổi Billie Eilish từng giành nhiều giải thưởng Grammy từng viết trong ca khúc Lovely: “Cô đơn chẳng thấy rất thú vị sao? Vậy thì hạnh phúc đâu phải lúc nào cũng là vui vẻ, náo nhiệt, mà còn là sự cô đơn...”.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.