Thái Nguyên: Dân trồng rừng còng lưng với “phát canh thu tô” thời hiện đại

 Người dân thôn Bãi Vàng bức xúc với những bất cập trong cách làm việc của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên
Người dân thôn Bãi Vàng bức xúc với những bất cập trong cách làm việc của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên
(PLO) - Mỗi chu kỳ rừng kéo dài từ 5 – 7 năm, người dân phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để trồng, chăm sóc, bảo vệ, nhưng đến ngày thu hoạch lại chỉ nhận được thành quả hoàn toàn không xứng đáng với công sức bỏ ra. Cùng với đó, nhiều quyền lợi chính đáng của người dân có dấu hiệu bị xâm phạm nghiêm trọng. 

Trải qua nhiều lần đổi mới, lâm trường quốc doanh (LTQD) mà nay gọi là công ty lâm nghiệp dường như vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ”. Các LTQD không những chưa khắc phục được những yếu kém để thích ứng với nền kinh tế thị trường mà nhiều lâm trường còn bộc lộ những tiêu cực nghiêm trọng. Mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường với người dân địa phương ngày càng trở nên nhức nhối.

Công sức nhiều, thành quả ít

Hơn 150 hộ dân tại thôn Bãi Vàng, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ bao đời nay vẫn chỉ biết bám vào mảnh rừng để làm kế sinh nhai. Từ năm 1997, thực hiện theo chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi - PV) các hộ dân ở đây nhận đất rừng để phát triển lâm nghiệp, cải thiện đời sống. 

Năm 1998, Lâm trường Đồng Hỷ căn cứ vào Quyết định số 08 UB – QĐ ngày 09/01/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái về việc giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế để quản lý và sử dụng.

Theo đó, các hộ dân tại thôn Bãi Vàng được nhận hồ sơ giao đất, giao rừng – quen gọi là “sổ xanh” với thời gian sử dụng đất rừng là 50 năm. Các hộ dân ở đây bắt đầu nhận khoán đất từ Lâm trường Đồng Hỷ sau đó được chuyển đổi thành Cty TNHH MTV Ván dăm Thái Nguyên.

Tháng 05/2013, Cty TNHH MTV Ván dăm Thái Nguyên giải thể. Hiện tại, hàng trăm hộ dân tại thôn Bãi Vàng đang nhận khoán đất lâm nghiệp, chịu sự quản lý của Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên. 

Theo phản ánh của người dân thôn Bãi Vàng, từ năm 2013 đến nay, Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên áp mức khoán quá cao đối với người dân mà không hề có sự trao đổi hay bất kỳ cuộc họp nào về việc thương thảo hợp đồng.

Người dân cho rằng, việc giao khoán chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. 

Hợp đồng giao khoán khoán trồng , chăm sóc và bảo vệ rừng giữa Công ty Lâm Nghiệp Thái Nguyên và người dân thôn Bãi Vàng
Hợp đồng giao khoán khoán trồng , chăm sóc và bảo vệ rừng giữa Công ty Lâm Nghiệp Thái Nguyên và người dân thôn Bãi Vàng

Cụ thể, mục tiêu của việc giao khoán được Nghị định 135/2005 quy định về giao khoán đất trồng rừng sản xuất nêu rõ là: “Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên nhận khoán, bên giao khoán và Nhà nước; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn”.

Điểm 4, điều 4, nghị định 135/2005 quy định 1 trong những nguyên tắc cơ bản của việc giao khoán đất là phải đảm bảo: “Tự nguyện, công khai, dân chủ và bình đẳng giữa bên giao khoán và bên nhận khoán”.

Trên thực tế, Cty Lâm nghiệp đầu tư một phần tiền nhân công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và giống cây trồng... năm đầu với tổng số tiền mỗi hộ nhận được là 1.950.000 đồng/ha. 

Thế nhưng tới cuối chu kỳ trồng rừng (từ 5-7 năm) người dân ở đây phải trả cho Cty tối thiểu là 33m3 gỗ cây đứng/ha. Riêng đối với loài cây keo lai mô, hộ nhận khoán phải trả cho cty 40m3 gỗ cây đứng/ha/chu kỳ. 

Gia đình ông Nguyễn Đức Tính (thôn Bãi Vàng, xã Hợp Tiến) cho biết, trung bình mỗi chu kỳ người dân trong thôn chỉ thu được 50 - 80 triệu đồng/ha rừng, trong khi đó tính theo mức khoán hiện tại, Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên đã thu mất của người dân từ 20 – 23 triệu đồng/ha rừng.  

“Sau mỗi chu kỳ thu hoạch, chúng tôi lấy lại chỉ đủ phần gốc còn lãi không đáng bao nhiêu vì mức khoán của Cty lâm nghiệp quá cao. Người dân chúng tôi từ lúc trồng cho tới lúc thu hoạch phải quần quật làm tất cả, từ phát thực bì, đào hố, trồng cây, bón phân.... đằng đẵng suốt 5 - 7 năm trời, tính ra chi phí lên tới 25 – 30 triệu đồng/ha/ chu kỳ. Chúng tôi bức xúc khi công ty bỏ ra vốn chưa tới 2 triệu đồng/ha nhưng lại thu tới 20 triệu đồng/ha/chu kỳ”, ông Tính bức xúc lên tiếng. 

Trong khi đó, theo điểm b, c khoản 1 điều 16 Nghị định 135/2005/NĐ – CP:“b) …Khi thai thác gỗ bên nhận khoán được hưởng tỉ lệ sản phẩm tương ứng với vốn và công sức bỏ ra theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;

Nghị định 168/2016/NĐ – CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 đã không còn quy định các mô hình giao khoán để các bên thỏa thuận lựa chọn, mà hoàn toàn cho các bên tự do xây dựng mô hình giao khoán để hợp tác và chia sẻ lợi ích. 

Cùng chung tâm trạng như ông Tính, bà Trần Thị Nhắc (thôn Bãi Vàng, xã Hợp Tiến) bày tỏ: “Dân ở đây, những người ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số và công nhân cũng chiếm quá một nửa, cũng cống hiến cho lâm trường nhiều rồi. Người dân chúng tôi chỉ mong muốn sao nhà nước giao đất thẳng cho dân tự làm, phát triển kinh tế cho gia đình. Nếu vẫn làm việc với công ty thì chúng tôi mong muốn có quyền dân chủ, cả hai bên cùng bàn bạc ký kết chứ không áp đặt mức khoán quá cao như thế này”. 

“Luật ngầm” nơi đất rừng 

Không chỉ chịu mức khoán cao, vào mỗi kỳ thu hoạch người dân nơi đây còn phải đóng một số khoản tiền quen gọi là tiền đường. Vào mỗi chu kỳ thu hoạch mỗi hộ dân phải nộp cho Đội Lâm nghiệp Hợp Tiến (thuộc Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên) thêm 700 nghìn đồng/ha và 30.000 đồng/m3gỗ. 

Đáng chú ý, số tiền này không hề có trong hợp đồng giao khoán mà các hộ dân ký với Cty Lâm nghiệp. Khi người dân nộp khoản tiền này cũng không hề bất cứ phiếu thu hay hóa đơn nào. 

Hồ sơ hồ sơ giao đất, giao rừng – sổ xanh của người dân thôn Bãi Vàng
Hồ sơ hồ sơ giao đất, giao rừng – sổ xanh của người dân thôn Bãi Vàng 

“Nếu không nộp sẽ không đưa được gỗ khai thác ra ngoài”, chị Đàm Thị Huân (thôn Bãi Vàng, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) bức xúc chia sẻ.  Cũng theo phản ánh của người dân, mặc dù hàng năm, số tiền thu được không hề nhỏ nhưng việc hầu như không được sửa chữa. 

“Đường mà chúng tôi vận chuyển gỗ là đường dân sinh chứ không phải đường của công ty làm. Đội lâm nghiệp thu tiền đường nhưng dân phải tự bỏ tiền ra để thuê mấy múc, xúc lên làm đường. Dân tôi thấy khổ quá còn huy động mỗi người 200 nghìn đồng để sửa đường”, ông Tính bức xúc cho biết. 

Trong văn bản số 376 CV/ CT – LN của Cty CP Lâm nghiệp Thái Nguyên trả lời người dân nêu: “Về việc nộp 700.000 đồng/ha và 30.000 đồng/m3 gỗ khi khai thác rừng: Công ty đã yêu cầu Đội Lâm nghiệp Hợp Tiến báo cáo về việc này. Đội Lâm nghiệp Hợp Tiến cho biết: Đó là số tiền từng hộ dân hoặc người mua rừng tự thỏa thuận với Đội Lâm nghiệp để tu sửa đường Lâm nghiệp và đi làm hồ sơ khai thác cấp phép khai thác”. 

Nhưng theo người dân thôn Bãi Vàng, câu trả lời của Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên về vấn đề này là không thỏa đáng. Bởi việc Đội lâm nghiệp Hợp Tiến thu những khoản tiền nói trên đã diễn ra trong nhiều chu kỳ trồng rừng của người dân. Phải đến sau khi người dân có đơn kiến nghị việc thu tiền đường vô lý mới dừng lại. Vậy số tiền này đã đi đâu, có được thu về công ty, nộp vào ngân sách hay rơi vào túi ai?

Cơ quan chức năng cần vào cuộc

Trao đổi về những vấn đề bức xúc của người dân tại thôn Bãi Vàng, bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Đồng Hỷ cho biết, UBND huyện sau khi nhận được ý kiến phản ánh của nhân dân cũng đã tổ chức tìm hiểu và đối thoại với người dân.

Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân xóm Bãi Vàng, phóng viên báo đã nhiều lần liên hệ làm việc với ông Nguyễn Mạnh Đoan – Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Vì chúng tôi chỉ là chi nhánh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam nên để trả lời cơ quan báo chí phải được sự đồng ý của Tổng công ty. Sau khi đợi Tổng công ty phê duyệt thì sẽ trả lời bằng văn bản tới cơ quan báo chí”. 

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.