Thái Lan trưng cầu ý dân về hiến pháp

Một phụ nữ Thái Lan đi bỏ phiếu. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ Thái Lan đi bỏ phiếu. Ảnh: Reuters
(PLO) - Cử tri Thái Lan hôm qua (7/8) đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới do quân đội của nước này soạn thảo. 

Khoảng 200.000 cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ an toàn cho cuộc bỏ phiếu. Theo AP, nếu được thông qua, đây sẽ là bản Hiến pháp thứ 20 của Thái Lan kể từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối của nước này bị quân đội lật đổ vào năm 1932.

Theo bản dự thảo Hiến pháp, Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) của quân đội sẽ có quyền bổ nhiệm toàn bộ 250 thành viên của Thượng viện trong khi theo hiến pháp hiện hành Thượng viện chỉ được chỉ định trực tiếp một nửa số thành viên của Viện này còn một nửa còn lại được chọn qua hình thức bầu cử. Với quy định như vậy, Thượng viện sẽ bao gồm nhiều quan chức quân đội và các cơ quan an ninh khác.

Ngoài ra, một điểm gây tranh cãi khác của bản dự thảo Hiến pháp này là quy định thời gian chuyển tiếp là ít nhất 5 năm và thủ tướng của Thái Lan trong tương lai cũng sẽ được Hạ viện chọn ra và không nhất thiết phải là thành viên của quốc hội. Vấn đề này được đề cập trong câu hỏi thứ 2 được nêu trong lá phiếu tại trưng cầu: “Trong 5 năm đầu tiên, Thượng viện có nên được phép tham gia cùng Hạ viện trong việc lựa chọn thủ tướng hay không?”.

Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu vừa được tiến hành là phép thử lớn đầu tiên đối với chính quyền do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đứng đầu 2 năm sau khi ông lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Các cuộc thăm dò trước bỏ phiếu cho thấy tỉ lệ người cho biết sẽ chấp nhận bản Hiến pháp cao hơn nhưng đa số cử tri Thái Lan cho hay họ vẫn chưa quyết định về lá phiếu của mình. Kết quả ban đầu được công bố ngay vào buổi tối ngày 7/8 nhưng kết quả chính thức sẽ được công bố trong vòng 3 ngày sau khi việc bỏ phiếu kết thúc. 

Trước thềm bỏ phiếu, Thủ tướng Prayuth tuyên bố ông sẽ không từ chức nếu người Thái Lan bác bỏ bản hiến pháp, đồng thời khẳng định kết quả của cuộc trưng cầu sẽ không ảnh hưởng đến việc cuộc tổng tuyển cử tại nước này sẽ vẫn diễn ra vào năm 2017. Sau khi bỏ phiếu ngày 7/8, ông Prayuth cũng đã thúc giục người dân Thái Lan đi bỏ phiếu. “Tôi thúc giục tất cả mọi người đi bỏ phiếu để quyết định về tương lai của đất nước” – ông phát biểu tại một điểm bỏ phiếu ở phía Tây Bắc Bangkok.

Tuy nhiên, các đảng chính trị lớn của Thái Lan đã bác bỏ bản Hiến pháp từ trước khi cuộc trưng cầu ý dân diễn ra. Một số quan chức cấp cao của Thái Lan khi được Reuters phỏng vấn cho rằng quân đội nước này muốn thông qua bản Hiến pháp mới để làm suy yếu các đảng chính trị và đảm bảo quân đội có vai trò quan trọng trong việc giám sát sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước, từ đó khiến cho họ luôn duy trì được quyền lực mà không cần phải tiến hành đảo chính. Những người chỉ trích cũng cho rằng bản Hiến pháp sẽ giúp quân đội ngăn chặn việc gia đình cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và những người thuộc phe của ông lên nắm quyền. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.