Thái Lan: Hiến pháp mới “đối mặt” cuộc trưng cầu dân ý

Nhà chức trách Thái Lan đẩy mạnh vận động người dân tích cực tham gia bỏ phiếu về Hiến pháp mới
Nhà chức trách Thái Lan đẩy mạnh vận động người dân tích cực tham gia bỏ phiếu về Hiến pháp mới
(PLO) - Ngày mai – 7/8, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp mới do quân đội bảo trợ. Văn kiện quan trọng này được cho là sẽ định hình tương lai chính trị của đất nước Đông Nam Á này trong thời gian tới.

Trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, cử tri Thái Lan sẽ đưa ra quyết định của mình về bản dự thảo Hiến pháp mới do chính quyền quân sự soạn thảo. Bản dự thảo này dày 105 trang với 279 điều khoản, đề xuất một thượng viện gồm 250 thành viên do Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) lựa chọn, thẩm quyền của Quốc hội bị hạn chế, tăng quyền cho thượng viện cũng như cho các cơ quan nhà nước không qua bầu cử và có một điều khoản về việc Thủ tướng có thể là nhà lãnh đạo không qua bầu cử. 

Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Đại học Bangkok công bố ngày 4/8, gần 90% số người được hỏi cho biết họ có ý định đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp mới của Thái Lan vào ngày 7/8 và gần một nửa số người cho biết họ sẽ chấp nhận văn kiện này. Người đứng đầu Ủy ban Bầu cử thủ đô Bangkok, ông Somphob Rangapsuk cũng đã tuyên bố tất cả 50 quận của thành phố này đã sẵn sàng cho cuộc bỏ phiếu và các lực lượng chức năng sẽ có mặt 24/24 tại các điểm bỏ phiếu để đảm bảo an ninh, trật tự và công tác hậu cần cho cuộc trưng cầu dân ý.

Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan, Đại tướng Anupong Paojinda cũng cho biết, tất cả nhân viên của ngành này đã được lệnh nỗ lực hết sức hỗ trợ Ủy ban Bầu cử tổ chức sự kiện liên quan và giám sát chặt chẽ tình hình trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu.

Sau một thời gian tạm yên ổn, chính trường Thái Lan lại chứng kiến làn sóng biểu tình mới nhằm phản đối một dự luật ân xá, được thông qua tháng 1/2013, bị cáo buộc là nhằm tạo điều kiện cho sự trở lại của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra. 

Kể từ cuộc đảo chính năm 1932, Thái Lan có 19 bản hiến pháp và hiến pháp lâm thời và con số này cho thấy sự bất ổn trong chính trường. Đa số các hiến pháp này là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của các cuộc đảo chính quân sự. Hiến pháp hiện hành là bản hiến pháp lâm thời năm 2014 do chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayuth lập ra và đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý.

Tuy nhiên, dự thảo Hiến pháp lần thứ nhất của chính quyền quân sự đã bị Ủy ban Cải cách quốc gia Thái Lan (NRC) bác bỏ hồi tháng 9/2015, khiến cuộc tổng tuyển cử bị đẩy lùi đến tháng 7/2017. Nếu dự thảo Hiến pháp thứ hai, dù đã được NRC chấp nhận, bị người dân bác bỏ trong cuộc trưng cầu ngày 7/8 này, Thái Lan sẽ phải đợi thêm vài năm nữa mới có thể tổ chức tổng tuyển cử và thành lập chính quyền dân sự. 

Trong bản dự thảo Hiến pháp thứ hai có một số điểm gây bất bình cho người dân bởi bản dự thảo này được cho là sẽ đem đến cho quân đội quyền lực thực tế để lãnh đạo đất nước. Chính vì vậy, cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới giống như một cuộc thách đấu chính trị giữa NCPO và các chính đảng.

Ngày 3/8, Chủ tịch đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Veijjajiva tuyên bố phản đối dự thảo Hiến pháp mới. Trước đó, đảng Puea Thai (Vì nước Thái thân cựu Thủ tướng Thaksin) cũng đã phản đối văn bản này. Phản đối này thể hiện một sự đồng thuận hiếm hoi của hai đảng vốn là đối thủ của nhau kể từ cuộc đảo chính năm 2006, đồng thời cho thấy bản dự thảo Hiến pháp mới sẽ khó được thông qua.

Ông Meechai Ruchupan, Chủ tịch ủy ban soạn thảo Hiến pháp Thái Lan
Ông Meechai Ruchupan, Chủ tịch ủy ban soạn thảo Hiến pháp Thái Lan

Tuy nhiên, việc bản dự thảo Hiến pháp có được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý hay không còn là một vấn đề đối với chính quyền quân sự. Thủ tướng Prayuth đã khẳng định ông sẽ không từ chức bất chấp kết quả trưng cầu dân ý có như thế nào. Vì vậy, bước đi quan trọng tiếp theo là thành lập chính phủ sau bầu cử. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng các đảng vừa và nhỏ có thể “bắt tay” để thành lập một chính phủ liên minh với một chương trình nghị sự ủng hộ NCPO.

Theo kịch bản đó, nhiều khả năng hai đảng lớn nhất là Puea Thai và Dân chủ sẽ phải ở vị trí đối lập. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hai đảng này cũng có thể thành lập chính phủ liên minh dân tộc sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2017.

Theo các chuyên gia phân tích, sự chia rẽ chính trị sâu sắc ở Thái Lan phần nhiều là do các chính trị gia chưa chứng tỏ được vai trò lãnh đạo chính trị khi cần thiết, để cho các xung đột và bất đồng trở thành căn nguyên gây ra các cuộc biểu tình dẫn đến bạo lực. Cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới là cơ hội để người dân Thái Lan thể hiện ý chí chính trị của mình, đồng thời là một “phép thử” cho chính quyền quân sự hiện nay. 

Các nhà phân tích cho rằng, cho dù kết quả cuộc trưng cầu dân ý sắp tới ra sao, các vấn đề cốt lõi đang gây rắc rối cho Thái Lan vẫn sẽ chưa thể được giải quyết. Thái Lan cần một sự thay đổi thực sự và công bằng, dân chủ hơn ở nước này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các bên liên quan hành động vì lợi ích của người dân. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.