THADS tiếp tục chuyển biến cơ bản và bền vững

(PLO) - Hôm qua (28/10), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án và kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội. Bộ trưởng  nhấn mạnh: “Công tác thi hành án dân sự năm 2013 tiếp tục có chuyển biến cơ bản và bền vững”.
Thi hành xong gần 500.000 việc
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, công tác thi hành án dân sự (THADS) và thi hành án hình sự tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, đạt được nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày Báo cáo về công tác thi hành án và kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường  trình bày
Báo cáo về công tác thi hành án và kết quả thực hiện
Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội.
Cụ thể, về công tác THADS, đã giải quyết xong 492.975 việc, đạt tỷ lệ 86,53% (thấp hơn chỉ tiêu được giao 1,47%). So với năm 2012, tăng 97.691 việc (25%), nhưng giảm 2% về tỷ lệ.  Về tiền, đã giải quyết xong 28.965 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 73,17% (thấp hơn chỉ tiêu được giao 3,83%), so với năm 2012 tăng 18.620 tỷ đồng (180%), nhưng giảm 3,81% về tỷ lệ.
Năm 2013, tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận là 9.622 (tương ứng với 7.321 việc), tăng 2.109 đơn (28%) so với năm 2012; đã giải quyết 7.145/7.321 việc, đạt tỷ lệ 97%; đã giải quyết được 41/54 vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, tồn đọng, kéo dài. 
Trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, Chính phủ đã ban hành 02 nghị định (Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục THADS; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại). Bộ Tư pháp đã ban hành và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành 05 thông tư và thông tư liên tịch. Bộ Quốc phòng ban hành một thông tư. Công tác nghiên cứu, chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2008 cũng đang được tập trung thực hiện.
Công tác tổ chức, cán bộ cũng tiếp tục được quan tâm kiện toàn trong năm 2013. Theo đó, các cơ quan THADS được phân bổ 9.891 biên chế, đã thực hiện được 9.612 biên chế, đã tổ chức thi tuyển và chuẩn bị tuyển dụng 98 biên chế, còn 181 biên chế chưa tuyển dụng. Cả nước hiện có 3.657 Chấp hành viên, 512 Thẩm tra viên, 1.707 Thư ký thi hành án. 
Các cơ quan thi hành án trong Quân đội đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 10 Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án; bổ nhiệm thêm 03 Chấp hành viên, Thẩm tra viên. Bộ Tư pháp đã tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan THADS; thực hiện biệt phái chấp hành viên về những địa bàn có nhiều án; tập trung hoàn thiện Đề án xác định vị trí việc làm trong toàn hệ thống giai đoạn 2013-2015. 
Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và công tác phối hợp: Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp nghe các ngành báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo giải quyết một số vụ việc lớn, phức tạp hoặc có khiếu nại, tố cáo kéo dài. Bộ Tư pháp đã giải quyết được 264/275 văn bản đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ. 
Đặc biệt, về công tác phối hợp, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong THADS; Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành văn bản liên ngành giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Luật THADS; Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát, xử lý các vụ việc thi hành án có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng, góp phần giải quyết nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ. 
Riêng về hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo tập trung kiểm tra, thanh tra các nội dung liên quan đến việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra toàn diện đối với các cơ quan thi hành án trong Quân đội. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã thực hiện 1.030 cuộc kiểm sát, giám sát đối với công tác THADS.
Đánh giá chung về công tác THADS năm 2013, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường: “Mặc dù chưa hoàn thành chỉ tiêu thi hành án xong về việc và về tiền (tính theo tỷ lệ %), song về giá trị tuyệt đối đã giải quyết xong số việc và tiền cao hơn nhiều so với năm 2012. Việc thực hiện các chỉ tiêu về xác minh, phân loại án dân sự, ra quyết định thi hành án, khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án đã được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt được kết quả tiến bộ hơn so với năm 2012. Có thể khẳng định rằng, công tác THADS năm 2013 tiếp tục có chuyển biến cơ bản và bền vững. Công tác thi hành án hành chính và mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại cũng đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện”.
Đề nghị tăng cường giám sát công tác THADS
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, công tác THADS còn tồn tại, hạn chế, chưa hoàn thành một số chỉ tiêu Quốc hội giao: Số việc và tiền chuyển kỳ sau còn lớn; thiếu sót, vi phạm trong việc phân loại án, ra quyết định thi hành án chưa được khắc phục cơ bản; cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật còn nhiều; việc xây dựng một số văn bản chưa bảo đảm tiến độ; việc tiếp tục thực hiện thí điểm Thừa phát lại còn chậm.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, giao chỉ tiêu THADS xong về việc và về tiền phù hợp hơn với khả năng hoàn thành và duy trì bền vững kết quả thi hành án, nhất là trong điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng; xem xét, định lượng các chỉ tiêu mang tính định tính để bảo đảm tính khả thi, thuận tiện cho công tác thống kê, kiểm tra, thanh tra. 
Thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt một số đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác THADS và thi hành án hình sự, đề nghị Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện bố trí ngân sách cho việc triển khai thực hiện các đề án này, nhất là cho việc xây dựng kho tang tài vật.
Chính phủ cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát theo thẩm quyền đối với việc thi hành Luật THADS và Luật Thi hành án hình sự; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh. 
Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác thi hành án và triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm sát đối với việc ra quyết định thi hành án, công tác phân loại án (trong công tác THADS) và công tác thi hành án hình sự; đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật về THADS, thi hành án hình sự tại địa phương, trong đó có việc chấp hành các kết luận của Thủ tướng Chính phủ về một số vụ việc cụ thể trong công tác THADS.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.