Thách thức từ "cơ cấu dân số vàng"

Theo kết quả điều tra, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là 85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%).

Hôm qua - 21/7, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (BCĐ DSNO) đã chính thức công bố kết quả điều tra toàn bộ và tổng kết cuộc Tổng điều tra DSNO năm 2009.

Cuộc sống nhân dân cải thiện đáng kể
Theo kết quả điều tra, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là 85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%).

cc
Sau 10 năm, tỷ lệ biết chữ của số người từ 15 tuổi trở lên đã tăng (từ 90,3% năm 1999 lên 94% năm 2009)

Tính từ cuộc Tổng điều tra trước, số dân nước ta tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra DSNO năm 1999 và 2009 là 1,2%/năm, so với thời kỳ 10 năm trước (1989-1999), mỗi năm tăng gần 1,2 triệu người (với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%/năm).

Có 3 đơn vị cấp tỉnh có quy mô dân số hơn 3 triệu người. Đó là TP.Hà Nội (gần 6,5 triệu người), TP.HCM (hơn 7 triệu người) và tỉnh Thanh Hóa (gần 3,5 triệu người).

Có 5 tỉnh có quy mô dân số dưới 500.000 người (Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắk Nông). Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, dân tộc Kinh có trên 73,5 triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn lại có trên 12,2 triệu người (chiếm 14,3%).

Sau 10 năm, tỷ lệ biết chữ của số người từ 15 tuổi trở lên đã tăng (từ 90,3% năm 1999 lên 94% năm 2009); gần 4 triệu người chưa từng đi học, chiếm 5% tổng dân số từ 5 tuổi trở lên. Điều này cho thấy những cố gắng đáng kể của ngành Giáo dục trong việc giảm số người không đến trường.

Kết quả điều tra cũng cho thấy cuộc sống của người dân đã có sự cải thiện đáng kể. Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8% và đơn sơ chiếm 7,8%.

Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7m2, trong đó của thành thị cao gần gấp rưỡi của nông thôn, tương ứng là 19,2 và 15,7m2.

Sau 10 năm, tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng lớn (từ 60m2 trở lên) của toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên 51,5%. Đây là một thành công trong nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình quân.

Tuy nhiên, tỷ trọng hộ có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm hầu như không giảm (1999: 2,2% và 2009: 2,4%).

Vẫn còn nhiều thách thức
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng BCĐ Tổng điều tra DSNO Trung ương đánh giá, kết quả tổng điều tra đã phản ánh đúng thành tựu phát triển kinh tế-xã hội trong 10 năm qua của đất nước ta và cho thấy Việt Nam đang ở trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", mở ra tiềm năng to lớn để đưa đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển ổn định.

Phó Thủ tướng cho rằng thời kỳ cơ cấu dân số vàng cũng có thể tạo ra những thách thức trong tương lai đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và thực hiện đồng bộ các chính sách phù hợp về giáo dục, đào tạo, lao động việc làm, y tế, bảo trợ xã hội và chính sách an sinh xã hội khác...

Theo Phó Thủ tướng, kết quả cuộc điều tra cũng đưa ra những cảnh báo đáng quan tâm, đó là tỷ lệ người đi học tại các tỉnh miền núi và Tây Nguyên còn thấp, số người được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH -HĐ đất nước...

Bên cạnh đó là tình trạng nhà thiếu kiên cố và đơn sơ vẫn còn nhiều, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu, chiến lược phát triển nhà ở trong 10 năm tới phải được thực hiện một cách toàn diện, tập trung cho những khu vực này.

Kiều Liên

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.