Nhờ ai ta có hòa bình?

(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên "nhắc nhở các cơ quan, đoàn thể phải chấp hành một cách chu đáo các chính sách của Đảng và Chính phủ đối với anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ". Bởi những người còn sống luôn phải nhớ ghi những người đã hy sinh máu xương cho sự bình yên của đất nước - “ Nhờ ai ta có hoà bình? Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân”...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác thương binh, liệt sĩ. Hai năm sau ngày đất nước độc lập, ngay từ ngày 17/7/1947, Người chỉ thị chọn "Ngày 27/7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái" đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Trong cuộc đời của mình Bác đã có khoảng 60 bức thư, bài nói chuyện đề cập đến thương binh, tử sĩ và thân nhân gia đình họ. Ngay từ năm 1941, trong bài diễn ca Mười chính sách của Việt Minh Người đã đề cập đến việc ghi nhận công lao của “Binh lính giữ nước có công, Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu” và năm 1946, trong Quốc lệnh với 10 điều thưởng và 10 điều phạt có qui định “Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng”.

Ngày 19/12/1950 nhân cuộc trường kỳ kháng chiến của ta đã bước sang năm thứ 5 (ở Nam Bộ là năm thứ 6) Bác đã gửi thư với lời “Trân trọng thay mặt Chính phủ nghiêng mình trước linh hồn các chiến sĩ đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc” đồng thời “Gửi lời thân mến an ủi các anh em thương binh và gia đình các tử sĩ”. Tháng 1 năm 1947, trong bức thư đầy xúc động Người viết gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng, một nhân sĩ, trí thức công giáo (khi ông là Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh), chia buồn về việc người con trai của Bộ trưởng đã hy sinh “Tôi được báo cáo rằng: con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là dân tộc anh hùng. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.Ngài đã đem món của quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây chắc ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn ngài, và gửi ngài lời chào thân ái và quyết thắng”. Bức thư này thể hiện tình cảm thân thiết của Người đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình họ. Đau thương mà không ủy mị, tôn vinh sự hy sinh cao quý của các liệt sĩ cho Tổ Quốc sống mãi; đồng thời, tin tưởng vào sự nghiệp kháng chiến, nói rõ đồng bào và Tổ quốc sẽ mãi khắc sâu công lao của các liệt sĩ và không bao giờ quên ơn họ.

Ngày 2/9/1955, Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ngày 2/9/1955, Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhớ đến những người đã hy sinh. Chiều ngày 31/12/1954, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc tại Đài liệt sĩ Hà Nội. Tại lễ viếng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn từ sau đây.

Hỡi các liệt sĩ,

Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Bác thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi sâu vào lòng dạ của toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh đặng giành hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh.

Một nén hương thành,

Vài lời an ủi.

Anh linh của các liệt sĩ bất diệt!

Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!

Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn gửi: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta. Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám và trong tám, chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân, vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ oanh liệt. Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Đảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù. Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta".

Hơn một tháng trước khi tạm biệt thế giới này để “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các bậc đàn anh khác” trong thư gửi Ban chấp hành đảng bộ Đảng lao động Việt Nam tỉnh Nghệ An (ngày 21/7/1969), Người đã đề cập đến việc "hết sức chăm lo đời sống nhân dân... Đặc biệt chú trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia đình các liệt sĩ, thương binh, bộ đội, thanh niên xung phong”.

Những năm tháng cuối trước khi từ giã thế giới này, trong Di chúc để lại cho Đảng và nhân dân, điều đầu tiên Bác đề cập đến là “công việc đối với con người” trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến thương binh, liệt sĩ: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Đồng thời, đối với các liệt sĩ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Bác Hồ cũng không quên nhắc nhở việc thực hiện chính sách đối với gia đình người có công “Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

Trong công tác thương binh, liệt sĩ Bác Hồ cũng nhắc nhở mọi người, việc giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ "là một nghĩa vụ của nhân dân", không nên coi đó là một việc "làm phúc". Người thường xuyên "nhắc nhở các cơ quan, đoàn thể phải chấp hành một cách chu đáo các chính sách của Đảng và Chính phủ đối với anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ". Bởi vì, theo Hồ Chí Minh những người còn sống luôn phải nhớ ghi những người đã hy sinh máu xương cho sự bình yên của đất nước - Nhờ ai ta có hoà bình? Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân.

Đối với thương binh, Người đã động viên họ phát huy năng lực của mình, với ý chí, nghị lực tiếp tục tham gia sản xuất, công tác. Đêm Giao thừa Xuân Bính Thân 1956, Bác Hồ đến thăm trường Thương binh hỏng mắt, tại đây Bác đã đưa ra lời động viên, lời dạy đầy ân tình “Tàn nhưng không phế”. Không chỉ thế, Người luôn theo dõi, động viên, gửi thư khen ngợi “Tất cả anh em thương binh, bệnh binh đã đem hết khả năng của mình để tăng gia sản xuất và góp phần xây dựng đất nước. Tôi hoan nghênh tinh thần hăng hái lao động của anh em và mong anh em càng cố gắng, càng tiến bộ nữa” và “Trong năm qua, các gia đình liệt sĩ và anh em thương, bệnh binh đã đóng góp khá nhiều vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. Đồng thời, Người mong “cán bộ và đồng bào các nơi sẵn sàng săn sóc và giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong công việc sản xuất, trong các hợp tác xã, tổ đổi công”. Người cũng căn dặn anh em thương binh "Phải tránh tâm lý "công thần", coi thường lao động, coi thường kỷ luật. Chớ bi quan chán nản. Phải luôn luôn cố gắng".

Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ không chỉ thể hiện chủ nghĩa nhân văn “Ăn quả phải nhớ người trồng cây” mà còn cho thấy niềm tin của Người vào thương binh, bệnh binh không bi quan, cam chịu trước những mất mát đau thương mà cần phải sống có ích cho đời với phương châm “Thương binh tàn những không phế”.

Với lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc sự cống hiến, hy sinh cao cả của các anh hùng, liệt sĩ, các thương, bệnh binh và những người lính. “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”,... là truyền thống đạo lý, đạo nghĩa thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, ghi nhớ lời căn dặn của Người, chúng ta không chỉ phải làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa mà còn cần tạo điều kiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thương, bệnh binh phát huy được năng lực, tài trí của họ đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.