Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Từ 18h hôm nay - 25/7, người dân trực tiếp vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chiều cùng ngày, tiếp tục chương trình lễ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội), ông Vương Hộ Ninh - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(Ảnh: TTXVN)

(Ảnh: TTXVN)

Cũng trong buổi chiều, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(Ảnh TTXVN)

(Ảnh TTXVN)

Đoàn các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên... cùng các Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam... thành kính viếng Tổng Bí thư.

Đoàn Myanmar do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mya Tun Oo làm trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(Ảnh TTXVN)

(Ảnh TTXVN)

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 9Đúng 7h, trên nền nhạc nghi thức "Hồn tử sĩ", Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức bắt đầu. Danh sách Ban lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng Ban.

7h10: Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Mỵ Châu.

Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Mỵ Châu.

Chủ tịch nước Tô Lâm xúc động ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người bạn lớn của Nhân dân thế giới; người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh của Đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương Đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà Đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”.

Tiếp theo, Đoàn Chính phủ Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Chính phủ Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Chính phủ Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn vào viếng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi sổ tang: “Trước anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới.

Chúng tôi nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Xin kính cẩn nghiêng mình biết ơn, học tập, noi gương và vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Đoàn Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn vào viếng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi sổ tang: “Vô cùng tiếc thương đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân.

Đồng chí đã dành thời gian, công sức, trí tuệ đối với vấn đề đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; có định hướng quan trọng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước và kỳ vọng, tin tưởng của cử tri, nhân dân cả nước.

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào, gia quyến và bạn bè quốc tế.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và đồng chí đã lựa chọn. Trước nỗi đau thương mất mát vô cùng to lớn này, xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất. Xin vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến!

Đoàn Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã vào viếng.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thắp nén tâm nhang, kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư kính mến, người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người lãnh đạo tài năng, kiệt xuất, nhà lý luận sắc bén, nhà văn hóa lớn... tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thế hệ cán bộ công tác Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở vô cùng đau xót trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó máu thịt với nhân dân còn mãi.

Chúng ta luôn khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư: “Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “lấy yêu dân làm động lực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “phải xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”...

Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi nguyện đoàn kết một lòng, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc như lúc sinh thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hằng mong muốn...”.

Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn vào viếng.

Tiếp đến Đoàn Cộng hòa Cuba do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez làm Trưởng đoàn vào viếng;

Đoàn Cộng hòa Ấn Độ - Cố vấn an ninh Quốc gia của Thủ tướng Ấn Độ Ajit Doval làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Australia do Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Đại hàn Dân quốc do Thủ tướng Han Duck-soo, Đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Quốc vương Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Nhật Bản do nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dẫn đầu vào viếng.

Đoàn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào viếng. Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gửi vòng hoa viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Triều Tiên, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi Điện chia buồn đến Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bức Điện có những đoạn: “đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa tư tưởng và di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì lợi ích của Nhân dân Việt Nam và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Triều Tiên”, “những cống hiến bất hủ của đồng chí còn sống mãi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và lịch sử hữu nghị giữa hai nước”.

Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un đồng thời bày tỏ tin tưởng “Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua nỗi đau và sự mất mát to lớn này, tiếp tục phát huy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Đoàn Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng làm Trưởng đoàn đã vào viếng.

Ảnh TTXVN

Ảnh TTXVN

Tiếp theo đoàn các nước: Algeria, Vanuatu, Thụy Sỹ lần lượt vào viếng.

Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương do đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ban Nội chính Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn;

Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ban đối ngoại Trung ương do đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương làm Trưởng đoàn;

Đoàn Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương được giao điều hành công việc của Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn;

Đoàn Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng đoàn vào viếng.

Tiếp đó, Đoàn Văn phòng Tổng bí thư do đồng chí Đào Đức Toản - Trợ lý phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư làm Trưởng đoàn;

Đoàn Ban cán sự Đảng, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và các Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ do ông Trần Huy Dụng, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương làm trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn Bộ Tư pháp do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn Cộng hòa liên bang Myanmar do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar, Đô đốc Tin Aung San dẫn đầu vào viếng:

Đoàn New Zealand do Đặc phái viên Donald Charles McKinnon dẫn đầu vào viếng.

Đoàn Liên minh châu Âu dẫn đầu bởi ông Josep Borrell - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh, vào viếng.

Đoàn Liên bang Thuỵ Sỹ do ngài Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao, Bộ Ngoại giao Alex Xandro Fadel làm Trưởng đoàn vào viếng.

Đoàn cựu sinh viên Lớp Văn khóa 8 (1963-1967) - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào viếng.

Trước 7h, Đoàn gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào viếng.

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 46

Đoàn gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào viếng đầu tiên. Ảnh: Mỵ Châu

Tại Hội trường Thống Nhất, TP HCM, sáng nay, các đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP HCM và đông đảo người dân, du khách các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã và đang thực hiện nghi lễ viếng.

Đoàn Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM làm Trưởng đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ảnh: Phương Thảo

Ảnh: Phương Thảo

Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), Đoàn Thành Uỷ Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thư Thành Uỷ làm trưởng đoàn đã viếng Tổng Bí thư.

Đoàn đại biểu Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh do Bí thư Huyện ủy Lê Trung Kiên làm trưởng đoàn vào viếng.

Tiếp đến, là các đoàn Ban, ngành, đơn vị công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo của Hà Nội và các địa phương, cùng đông đảo người dân huyện Đông Anh và các địa phương lân cận đến viếng Tổng Bí thư trong tiếc thương vô hạn.

Ảnh: Huy Tuấn

Ảnh: Huy Tuấn

Sáng sớm nay - 25/7, lá cờ rủ đã được kéo lên tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, cả nước bắt đầu Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cờ rủ đã được kéo lên tại Quảng trường Ba Đình sáng sớm 25/7. Ảnh: Ngọc Nga

Cờ rủ đã được kéo lên tại Quảng trường Ba Đình sáng sớm 25/7. Ảnh: Ngọc Nga

Nghi lễ treo băng tang được tiến hành song song với nghi thức chào cờ thường ngày trên Quảng trường Ba Đình.

Nhiều người dân Hà Nội, du khách đã tập trung trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để chứng kiến Lễ thượng cờ có đeo băng để tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi lá quốc kỳ đeo băng tang được đưa lên, khác với ngày thường, trong ngày 25/7, sẽ không có nghi lễ hạ cờ vào buổi tối. Lá quốc kỳ có dải băng tang sẽ được treo trong suốt 2 ngày, 25 và 26/7 để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hồng Anh, nữ sinh viên trường Đại học Thương Mại cùng bạn dậy từ trước 5h di chuyển từ Cầu Giấy lên Ba Đình để mong dự lễ thượng cờ sáng nay. "Lòng em dội lên cảm xúc khó tả khi chứng kiến lễ thượng cờ. Trong không khí thiêng liêng, em đang cùng cả nước bày tỏ lòng kính yêu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời em tự hào về dân tộc mình, cảm nhận được đông đảo người dân luôn đoàn kết vì Tổ quốc", Hồng Anh chia sẻ.

Chị Trần Thị Thuỷ (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng đưa 2 con nhỏ đến Quảng trường Ba Đình từ rất sớm. Khi Quốc kỳ được kéo lên, hai con chị nghiêm trang giơ tay chào.

Hai con chị Thủy nghiêm trang chào Quốc kỳ. Ảnh: Ngọc Nga

Hai con chị Thủy nghiêm trang chào Quốc kỳ. Ảnh: Ngọc Nga

Chị Thủy xúc động bày tỏ: "Mẹ con tôi đến trước 6h mà thấy khu vực quảng trường đã đông người, nên vô cùng xúc động. Tôi muốn 2 con chứng kiến Lễ thượng cờ, chứng kiến không khí Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ đó, hai con có thể thấy được tình cảm người dân đối với Tổng Bí thư, có thể hiểu công lao của Tổng bí thư với đất nước, với Nhân dân lớn thế nào mới được người dân kính yêu như thế".

Cũng trong sáng nay, Đồn Biên phòng Lũng Cú thực hiện nghi lễ treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cột cờ Lũng Cú, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Clip và hình ảnh: Văn Kế.
Clip và hình ảnh: Văn Kế.

Sáng nay - 25/7, ngày đầu tiên diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trời Thủ đô không còn mưa như hai ngày trước, không khí khá mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 25 độ C. Từ 6h cùng ngày, Hà Nội thực hiện cấm tuyệt đối 11 tuyến đường phục vụ Quốc tang.

Ghi nhận của Pháp luật Việt Nam, từ sáng sớm, người dân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội để tham dự lễ viếng Tổng Bí thư. Mọi người đều trong trang phục trang nghiêm, xếp hàng theo đoàn chờ đến giờ quy định.

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 62

Người dân xếp hàng trang nghiêm trước Nhà tang lễ Quốc gia chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ban Tổ chức Lễ tang đã chuẩn bị vòng hoa luân chuyển phục vụ các đoàn vào viếng. Khi đến viếng, các đoàn chỉ đăng ký nội dung để Ban Tổ chức in băng cài lên vòng hoa.

Tại khu vực Hội trường Thống Nhất, TP HCM, đông đảo người dân và du khách đợi từ trước 7h để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hình ảnh trước Hội trường Thống Nhất, TP HCM. Ảnh: Phương Thảo.

Hình ảnh trước Hội trường Thống Nhất, TP HCM. Ảnh: Phương Thảo.

Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), hàng trăm người dân cũng xếp hàng từ sáng sớm chờ viếng Tổng Bí thư.

Ông Vương Khắc Duy, 85 tuổi, người dân thôn Lại Đà, hiện sinh sống tại quận Long Biên (Hà Nội), là bạn học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ sáng sớm đã có mặt tại thôn Lại Đà để viếng Tổng Bí thư.

Ông Vương Khắc Duy, 85 tuổi, người dân thôn Lại Đà, hiện sinh sống tại quận Long Biên (Hà Nội), là bạn học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ sáng sớm đã có mặt tại thôn Lại Đà để viếng Tổng Bí thư.

Hàng dài người dân chờ viếng Tổng Bí thư.

Hàng dài người dân chờ viếng Tổng Bí thư.

Từ trước 6h ngày 25/7, tại làng Lại Đà, huyện Đông Anh - quê nhà Tổng Bí thư, lực lượng chức năng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ, Người dân đến sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư. Xe điện sẵn sàng phục vụ miễn phí người dân. Ảnh: Huy Tuấn

Từ trước 6h ngày 25/7, tại làng Lại Đà, huyện Đông Anh - quê nhà Tổng Bí thư, lực lượng chức năng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ, Người dân đến sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư. Xe điện sẵn sàng phục vụ miễn phí người dân. Ảnh: Huy Tuấn

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần vào hồi 13h38 ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang, diễn ra trong 2 ngày 25/7 và 26/7/2024.

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26 tháng 7 năm 2024.

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng -Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác ngày 5 tháng 12 năm 1967; vào Đảng ngày 19 tháng 12 năm 1967.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Tháng 12/1967: Đồng chí làm cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản); ngày 19 tháng 12 năm 1967, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 8/1968 - Tháng 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản; đi thực tế ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); làm Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản.

Tháng 9/1973 - Tháng 4/1976: Đồng chí làm nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

Tháng 5/1976 - Tháng 8/1980: Đồng chí làm cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.

Tháng 9/1980 - Tháng 8/1981: Đồng chí học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 9/1981 - Tháng 7/1983: Đồng chí là thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tháng 8/1983 - Tháng 8/1987: Đồng chí làm Phó Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.

Tháng 9/1987 - Tháng 02/1989: Đồng chí làm Trưởng Ban Xây dựng Đảng; Phó Bí thư Đảng uỷ (từ tháng 7/1985 - tháng 12/1988), Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tạp chí Cộng sản (tháng 12/1988 - tháng 12/1991).

Tháng 3/1989 - Tháng 4/1990: Đồng chí làm Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Tháng 5/1990 - Tháng 7/1991: Đồng chí làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Tháng 8/1991 - Tháng 8/1996: Đồng chí làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (tháng 01/1994), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

Tháng 8/1996 - Tháng 02/1998: Đồng chí làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội.

Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12/1997), Đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

Tháng 02/1998 - Tháng 01/2000: Đồng chí phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hoá và Khoa giáo của Đảng.

Tháng 3/1998 - Tháng 11/2006: Đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (tháng 11/2001 - tháng 8/2006).

Tháng 8/1999 - Tháng 4/2001: Đồng chí Tham gia Thường trực Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 01/2000 - Tháng 6/2006: Đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV.

Tháng 5/2002 - đến nay: Đồng chí là Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV.

Tháng 6/2006 - Tháng 7/2011: Đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Tháng 01/2011 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá XI, XII, XIII, Bí thư Quân uỷ Trung ương.

Tháng 02/2013 - đến nay: Đồng chí làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tháng 8/2016 - đến nay: Đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025.

Tháng 10/2018 - 4/2021: Đồng chí làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Tháng 4/2021 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Do có nhiều công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế: "Huân chương Vàng quốc gia" của Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, "Huân chương Hữu nghị" của Đảng và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, "Giải thưởng Lênin" giải thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga; "Huân chương José Marti" của Đảng, Nhà nước Cộng hoà Cu Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.