Tết "đeo bám" bệnh viện

Tết "đeo bám" bệnh viện
(PLO) - Cho đến giờ này, Tết đã qua gần một tuần nhưng theo thống kê từ Bộ Y tế, rất nhiều bệnh nhân của nạn say rượu đánh nhau, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật… vẫn đang phải nằm trong viện, kéo theo cảnh bao gia đình khốn khổ.

Bộ Y tế cho hay, trong 6 ngày Tết (từ ngày 7 đến ngày 12/2/2016), các bệnh viện (BV) trên toàn quốc đã tiếp nhận tổng số 3.391 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 10 ca tử vong. Số ca đánh nhau nhiều nhất rơi vào thời điểm giao thừa. Cụ thể trong 3 ngày nghỉ Tết đầu tiên, cả nước có gần 2.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Những ngày kế tiếp, trung bình mỗi ngày có hơn 300 bệnh nhân. 

Cả nước đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu trong 3 ngày nghỉ Tết. Mặc dù số lượng người bị ngộ độc rượu có giảm nhẹ so với cùng thời điểm dịp Tết Ất Mùi 2015 nhưng vẫn ở mức đáng báo động. 

Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn cảnh báo về tình trạng nhập viện do pháo nổ. Theo đó, tính đến sáng mùng 4 Tết (tức ngày 11/2), cả nước đã có 100 trường hợp nhập viện do pháo nổ (không có tử vong), trong đó riêng 3 ngày từ 29 Tết (mùng 2 Tết) đã có 98 người nhập viện do pháo nổ, tăng gấp đôi so với Tết Ất Mùi. 

Bác sĩ Hoàng Cương, BV Mắt Trung ương thì cho biết, những trường hợp chấn thương mắt do hoả khí, vật liệu nổ thường rất nặng. Nạn nhân có thể bị bỏng do cháy, dị vật chui vào mắt, vỡ, lòi nội nhãn, mắt mất chức năng, gần như bị mù. 

Theo Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai thông báo, cả kỳ nghỉ Tết, Trung tâm tiếp nhận tới 65 bệnh nhân, trong đó có hơn 20 ca ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt chuột; 7 ca ngộ độc rượu, 7 ca ngộ độc thực phẩm, 5 ca ngộ độc ma túy, 6 ca ngộ độc tân dược... Trong số các ca ngộ độc hóa chất, có 1 trường hợp uống thuốc diệt cỏ tự vẫn và đã tử vong. Còn hầu hết các trường hợp khác đều nói do uống nhầm phải thuốc độc. 
Có mặt tại BV Việt Đức sáng 18/2, phóng viên vẫn gặp không ít bệnh nhân bị chấn thương nặng phải nằm điều trị nội trú trong BV. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Việt Đức cho hay, số ca cấp cứu tập trung đông nhất trong các ngày mùng 3, 4, 5 Tết. Trong đó có 32 ca tử vong, số ca bị tai nạn thương tích chiếm tới 70-80% (tai nạn giao thông là 60%), đáng buồn khi rất nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông nặng do sử dụng bia rượu, không làm chủ được tốc độ. Đặc biệt, có 2 trường hợp phụ nữ mang thai chưa đến ngày sinh nhưng phải sinh mổ tại BV vì bị đa chấn thương quá nặng. 
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, sau Tết (từ ngày 15/2 đến nay), số bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý thông thường khác (xương khớp, chấn thương cột sống, chấn thương sọ não…) bắt đầu gia tăng (trung bình từ 800-900 bệnh nhân/ngày). Trong những ngày Tết, mặc dù BV đã bố trí lực lượng cán bộ trực, trang thiết bị đầy đủ nhưng do lượng bệnh nhân nặng nhập viện đông nên số máy thở không đủ cấp cứu phải huy động các sinh viên nội trú bóp bóng để cấp cứu bệnh nhân. 

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.