Tàu khu trục Mỹ tiến sát các cấu trúc Trung Quốc chiếm giữ ở Biển Đông

Súng máy trên tàu khu trục USS Momsen (DDG92) của Mỹ. Ảnh: Reuters
Súng máy trên tàu khu trục USS Momsen (DDG92) của Mỹ. Ảnh: Reuters
(PLO) - Giới chức hải quân Mỹ ngày 7/7 xác nhận các tàu khu trục của nước này trong những tuần gần đây đã tiến tới gần các rạn san hô và đảo đang có tranh chấp và hiện bị Trung Quốc chiếm giữ ở Biển Đông. 

Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đã tiến hành tuần tra gần các cấu trúc đang bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough gần Philippines. Các cuộc tuần tra này trước đó đã được tờ Navy Times có trụ sở tại Washington đưa tin.

Theo tờ Navy Times, dù không tiến vào khu vực 12 hải lý nhưng các tàu khu trục của Mỹ cũng đã hoạt động ở phạm vi 14 tới 20 hải lý xung quanh các cấu trúc nói trên. Từ tuần trước, tàu USS Ronald Reagan và các tàu hộ tống tàu này cũng đã tiến hành tuần tra ở Biển Đông.

Phát biểu ngày 7/7, Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Clint Ramsden cho biết ông không thể nói chi tiết về hoạt động hay chiến thuật của các tàu của Mỹ. Song, ông khẳng định các cuộc tuần tra nói trên là một phần của sự hiện diện thường xuyên của Mỹ. “Tất cả các cuộc tuần tra này đều được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với sự hiện diện thường xuyên của Hạm đội Thái Bình Dương ở khắp khu vực Tây Thái Bình Dương” – ông Ramsden nhấn mạnh. 

Động thái trên của Mỹ diễn ra trong bối cảnh áp lực trong khu vực đang gia tăng trước thời điểm Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) để xét xử vụ kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông đưa ra phán quyết vào ngày 12/7 tới. 

Các chuyên gia pháp lý cho rằng phán quyết nhiều khả năng sẽ nghiêng về phía có lợi cho Manila và trong bối cảnh Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết do tòa đưa ra, Mỹ và giới chức hải quân của các nước khác hiện đang chuẩn bị cho khả năng căng thẳng ở Biển Đông sẽ tăng cao trong những tuần và tháng tới đây. Mỹ khẳng định phán quyết này có tính ràng buộc và là một phép thử quan trọng đối với sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

Chỉ ít ngày trước khi phán quyết được đưa ra, ngày 6/7, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được cho là để “dằn mặt” Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc điện đàm, ông Vương đã nói với ông Kerry rằng Mỹ nên giữ lời hứa không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc cũng hy vọng Mỹ “nói và hành động cẩn trọng và không có hành động gây tổn hại tới chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương nói. 

Trong cuộc điện đàm này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng một lần nữa bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài xem xét vụ việc ở The Hague, Hà Lan. “Dù phán quyết của Tòa là gì, Trung Quốc cũng sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải chính đáng và bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định ở Biển Đông” – ông Vương được dẫn lời nói thêm.

Trong một diễn biến có liên quan, tại một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 7/7, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết ông đã nhấn mạnh với Trung Quốc về sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Đọc thêm

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.