Biển Đông phủ bóng đối thoại Mỹ - Trung

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, Ngoại trưởng John Kerry, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông và Uông Dương, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tại đối thoại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, Ngoại trưởng John Kerry, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông và Uông Dương, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tại đối thoại
(PLO) - Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung Quốc lần thứ 8 hôm qua (6/6) khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Cả 2 bên đều có những phát biểu mang tính xoa dịu nhằm tìm cách giảm thiểu căng thẳng giữa 2 nước do vấn đề biển Đông. 

Theo AFP, phát biểu tại lễ khai mạc cuộc đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần phải tăng cường tin tưởng lẫn nhau và kêu gọi giới chức 2 bên tăng gấp đôi các nỗ lực để quản lý các xung đột và tránh “xét đoán sai về mặt chiến lược”.

“Một số tranh chấp có thể không thể giải quyết được ở thời điểm này nhưng cả 2 bên cần phải có thái độ thực tế và mang tính xây dựng đối với những vấn đề này. Khu vực Thái Bình Dương rộng lớn nên là sân khấu cho quá trình hợp tác chứ không phải cạnh tranh” – ông Tập nói.

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng nước này John Kerry kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho vấn đề biển Đông. “Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển Đông và phản đối bất kỳ nước nào tìm cách khẳng định các tuyên bố chủ quyền thông qua hành động đơn phương” – ông Kerry nêu rõ, đề cập đến việc Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động xây dựng phi pháp ở biển Đông.

Các phát biểu trên của giới chức Mỹ - Trung Quốc được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Đối thoại Shangri-La vừa kết thúc cảnh báo rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc có thể đưa đến việc Mỹ và các nước khác có hành động đáp trả. Phát biểu tại Mông Cổ ngày 5/6, ông Kerry cũng đã cảnh báo Trung Quốc không thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông bởi ông coi đây là hành động gây hấn và gây mất ổn định.

Cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung được cho là cuộc họp quan trọng nhất giữa 2 cường quốc về kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới, là cơ hội để 2 bên tìm kiếm thỏa thuận và loại bỏ những tranh cãi về một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh và kinh tế.

Cuộc đối thoại năm nay do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì đồng chủ trì. Nội dung của các cuộc thảo luận dự kiến sẽ bao gồm một số vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, chống khủng bố, hợp tác thương mại và kinh tế, đối phó với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Giới chức Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố rằng cuộc họp lần này sẽ là cơ hội để 2 nước đạt được những tiến bộ trong một số vấn đề như sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, AFP cho rằng vấn đề biển Đông sẽ là nội dung chủ yếu, phủ bóng lên các cuộc đàm phán giữa giới chức 2 nước trong năm nay, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động xây đảo nhân tạo vì mục đích quân sự, đưa đến việc Mỹ đáp trả bằng cách điều các tàu chiến đến gần các đảo này. 

Theo AP, trong ngày đầu của cuộc đối thoại, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lew đã thúc giục Trung Quốc thực thi các chính sách để cắt giảm sản lượng thép dư thừa đang tràn ngập thị trường toàn cầu. Tại lễ khai mạc đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết hành động để giảm bớt tình trạng dư thừa thép nhưng không đưa ra sáng kiến mới nào. Ông Tập cũng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để thúc đẩy công cuộc cải cách cơ cấu và tăng cường sự cởi mở với bên ngoài. 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.