Phát hiện 104 thi thể trôi dạt vào bờ biển Libya

Hàng ngàn người di cư vẫn tìm mọi cách để vượt Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters
Hàng ngàn người di cư vẫn tìm mọi cách để vượt Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters
Số lượng thi thể người di cư dạt vào Libya được dự đoán sẽ tăng lên đáng kể.

Middle-East Online hôm 3/6 đưa tin, thi thể của ít nhất 104 người di cư đã trôi dạt vào bãi biển ở thị trấn Zwara, phía Tây Libya. Hải quân Libya cảnh báo, số lượng thi thể người trôi dạt sẽ tăng nhiều hơn nữa.

Ông Ayoub Qassem, Đại tá, phát ngôn viên Hải quân, cho biết: “Tối ngày 2/6, số lượng thi thể được phát hiện là 104, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể bởi trung bình mỗi thuyền di cư chở theo 115 đến 125 người”.

Đến nay, danh tính của các thi thể gặp nạn vẫn chưa được xác định.

Bọn buôn lậu người đã lợi dụng tình thế hỗn loạn tại Libya kể từ cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ nhà độc tài Kadhafi để đưa người di cư qua biển Địa Trung Hải đến châu Âu.

Đây là mối kinh doanh béo bở cho những kẻ buôn lậu người bởi mỗi con thuyền thô sơ và không an toàn thường nhồi nhét lượng lớn dân di cư để vượt hành trình dài 300 km đầy nguy hiểm tới Italia từ biển Libya. Tuy nhiên mỗi năm vẫn có hàng ngàn người di cư “cố sống cố chết” để vượt qua con đường này.

Ông Qassem cho biết, các thuyền di cư thường xuất phát từ các thành phố cảng như Sabratha và Zwara, và người di cư hầu hết đến từ châu Phi, Ả-rập hoặc Morocco.

Theo Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, kể từ tháng 1/2016 đến nay, có khoảng 204.000 người di cư và tị nạn đã vượt Địa Trung Hải để tới châu Âu. Hơn 2.500 người đã thiệt mạng trong hành trình khắc nghiệt nửa đầu năm nay. Hầu hết họ thiệt mạng ở vùng biển giữa Libya và Italy. Đây được coi là cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.