Thứ hai, ngay những giờ đầu của lễ Phục Sinh, tại một hộp đêm xôm tụ ở phía Đông thủ đô London, có khoảng 20 người đã bị xịt axít vào người. Vụ tấn công này – diễn ra trong một lần “bay thuốc lắc” giữa 2 nhóm thanh niên ở bar Mangle (Dalston) khiến cho 600 khách khác phải di tản khẩn cấp. Hậu quả để lại là 2 người bị mù, 2 người bị tổn thương mặt nghiêm trọng, thêm một loạt người khác cần phải điều trị sẹo.
“Vũ khí khuôn mặt tan chảy" ở London
Cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên 24 tuổi tên là Arthur Collins – bạn trai của ngôi sao truyền hình thực tế TOWIE's, Ferne McCann – người có dính líu tới vụ án. Collins bị tuyên 14 tội danh và 1 tội danh đã hất thứ nước ăn mòn vào một người nhằm cố tình hủy hoại thân thể nạn nhân.
Vụ tấn công axit vào một nhóm đông người có vẻ hơi bị hiếm, nhưng nhu cầu sử dụng “các hóa chất độc hại” hay “khuôn mặt tan chảy” – đang bị xem là một thứ vũ khí yêu thích và kinh hoàng ở Anh. Các số liệu được công bố bởi Cảnh sát London cho thấy, số vụ tấn công bằng axit ở London đã tăng lên hàng ngày, từ 261 vụ (năm 2015) đến 454 vụ (năm 2016).
Nhưng đây chỉ là con số nhỏ nếu so với tổng số vụ tạt axit trên toàn quốc, với hàng ngàn người là nạn nhân giờ đây đang phải điều trị trong bệnh viện và số vụ vi phạm liên tục được cảnh sát Anh cập nhật. Vụ tấn công bằng axit ở quán bar Mangle chỉ là một trong số 4 vụ tấn công trong vòng 11 ngày của mùa lễ Phục sinh ở London.
Ngày 8/4/2017, một gia đình gốc Trung Quốc cùng đứa con trai 2 tuổi của họ trong lúc đang đi dạo ngoài phố đã bất thình lình được “tắm mưa” axit. Các nạn nhân la hét vì đau đớn trong hoảng loạn, người qua đường xúm vào xịt nước nhằm làm trôi hóa chất. Người cha 40 tuổi “hoàn toàn biến dạng”.
Không đầy 1 tuần sau đó, buổi chiều ngày thứ Sáu tốt lành, một thanh niên khoảng tuổi 20 trong lúc đang lái chiếc xe hơi Audi S3 ở Bắc London, đã trở thành nạn nhân mới. Một chiếc xe hơi SUV chặn đầu xe, xịt một thứ nước mùi amoniac đầy mặt, và đẩy nạn nhân xuống đất trong khi kẻ thủ ác cướp xe phóng đi.
TS Simon Harding, chuyên gia về băng đảng tội phạm tại Đại học Middlesex (Anh) |
Tin tức dồn dập làm người Anh lên cơn “sốc” trong tháng 2/2017: 5 vụ tấn công axit, tất cả đều diễn ra trong vòng bán kính nhỏ quanh khu Đông London và Essex: một khu vực được gọi là “tâm chấn” của các vụ tấn công bằng axit ở Anh.
Hồi tháng 11/2016, một doanh nhân người Anh gốc Pakistan đã bị dội nguyên một cơn mưa axit lên mặt mình từ một chai đồ uống tăng lực thể thao trong một vụ tấn công mang tính phân biệt chủng tộc bởi một toán 14 gã choai choai ở Dagenham.
Khoảng tháng 2/2017, xảy ra 7 vụ tấn công bằng axit ở khu dân cư Havering diễn ra trong vòng 3 tuần. Tháng 5/2016 vừa qua, thiếu niên nam 17 tuổi tên là Alexander Bassey đã bị tuyên án phạt 8 năm tù giam vì tội đã cố ý hủy hoại thân thể người khác sau khi xịt axit lên 5 thiếu niên nam khác ngay tại nhà ga tàu hỏa Ockendon.
Vũ khí "gây dấu ấn"
Những vụ tấn công axit giờ đây đã biến thành một “trận lũ”. Có một lý do giải thích vì sao axit lại trở thành thứ vũ khí được lựa chọn trong năm 2017: Không giống như các nạn nhân Anh có vị trí trong xã hội như Katie Piper và Naomi Oni, những nạn nhân của những kẻ chủ mưu đứng phía sau âm thầm giật dây; thì đang có một làn sóng mới lạm dụng chất hóa học độc hại để “tẩn” nhau giữa những thanh niên choai choai ở Anh, chủ yếu là dạng tội phạm quèn dùng axit như một thứ công cụ để trả thù và hơn thua đủ trong những tranh chấp nhỏ nhặt.
Những tên cướp ít “số má” thường tự chạm trán với kẻ thù bằng dao và súng thì axit có vẻ được xem là một vũ khí tiện lợi hơn: chất hóa học này có thể được ngụy trang trong các chai đồ uống nhẹ, dễ dàng mang đi đâu đó mà ít khi bị phát hiện. Lấy ví dụ như loại axit lưu huỳnh từng dùng để thông cống, lại có thể mua với giá chỉ vài đô la trong bất kỳ cửa hàng xây dựng nào.
Doanh nhân người Anh gốc Pakistan này bị tấn công axit để lại “khuôn mặt tan chảy” suốt đời. |
Mặt khác, axit lại là một thứ vũ khí có tác động đáng sợ. Ông Jaf Shah từ tổ chức từ thiện Qũy quốc tế các nạn nhân sống sót từ axit (ASTI) trụ sở tại London, giải thích: “Động cơ chính của tấn công bằng axit không phải là để thủ tiêu đối thủ mà là muốn để lại dấu ấn trên cơ thể nạn nhân, làm tổn thương nạn nhân trước cái nhìn của người khác. Đó là lý do giải thích vì sao khuôn mặt lại là mục tiêu chính.
“Sốc” hơn hết là các vụ tấn công bằng axit đều được suy tính trước: Kẻ thủ ác đã cầm chắc hiểu biết rằng hóa chất này có thể để lại những tác động tàn phá kinh hoàng về thể chất và tâm lý của nạn nhân, khi chúng mua nó. Đó là thứ khiến cho vũ khí này khiến người khác dựng tóc gáy!” Những vụ tấn công bằng axit có liên kết chặt chẽ với thế giới ma túy ở Anh.
Tháng 6/2016, 2 anh em nhà kia đã bị tù vì tội đã ném một chai thông cống One Shot vào nạn nhân Carla Whitlock tại thành phố cảng Southampton (Anh) nhằm trả thù cho một giao dịch ma túy bị bể. Quan tòa đã mô tả hành vi của 2 bị cáo này là “chủ nghĩa man rợ của thời kỳ Trung cổ” và axit là một thứ “vũ khí độc ác và ma quỷ”.
Trước đó vào năm 2009, một nhân chứng từ một phiên tòa giết người liên quan với các băng đảng buôn bán ma túy ở Nam London đã bị tấn công bằng axit khi người này cung cấp bằng chứng tại tòa.
Mặt khác, axit cũng là vũ khí tối thượng của các băng đảng “nội địa” muốn tuồn ma túy ra các thành phố bên ngoài thủ đô London. Tháng 6/2009, một trùm ma túy ở Essex đã quẳng axit vào mặt của một kẻ cướp ở băng đối thủ ngay tại một thành phố biển. Năm 2015, các thành viên băng đảng London đã bán ma túy ở Boscombe, một bãi biển ở miền Nam nước Anh, xịt ammonia vào mặt 2 gã đàn ông mà phía cảnh sát mô tả rằng đó là “một dạng tội phạm liên quan đến ma túy”.
Khả năng axit tạo ra nỗi sợ hãi là miễn bàn. Mặc dù gây ra những chấn thương kinh hoàng, phần đông các nạn nhân bị tạt axit đều không tìm kiếm công lý do lo sợ bị trả thù. Một nghiên cứu ở Essex đã tìm thấy rằng trong số 21 nạn nhân bị bỏng do axit thì chỉ có 9 người lên tiếng cáo buộc những kẻ đã tấn công họ.
Theo số liệu được công bố bởi cảnh sát London, 3/4 các cuộc điều tra của cảnh sát về các vụ tấn công bằng axit đã đi vào ngõ cụt, do nạn nhân không sẵn sàng công khai tên của kẻ xâm phạm họ hay bằng chứng buộc tội lên báo chí.
Các nhà nghiên cứu như ông Jaf Shah nói rằng cần có các chế tài kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với việc bán các loại axit mạnh và những hóa chất độc hại khác, có một hệ thống cung cấp giấy phép để chắc chắn rằng chi tiết về người mua những sản phẩm này sẽ được ghi lại. Ngoài ra còn phải đưa ra luật cấm bán axit cho người dưới 18 tuổi, bằng cách sử dụng luật tương tự trong Đạo luật cung cấp các chất gây nghiện (ISSA) năm 1985.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tạt axit quy mô lớn tại hộp đêm – bar Mangle ở London |
TS Simon Harding, một chuyên gia về băng đảng tội phạm tại Đại học Middlesex, phát biểu: “Ngày nay, axit là một thứ vũ khí dễ cho sự chọn lựa của tội phạm và băng đảng có tổ chức nhằm kiểm soát đối thủ, cũng như thực hiện các cuộc tấn công trả thù. Những tên du đãng trẻ sẽ tìm cách dùng axit để hư trương thanh thế, lấy “số má” giang hồ và “lãnh địa đường phố”.
Vì thế trong thế giới tội phạm, để nhổ tận gốc rễ các mầm mống tội phạm trong tương lai, bạn phải là người chiến thắng.” Không may là khi mà cảnh sát ngày càng bố ráp để tịch thu nhiều dao, súng ống, thì ngày càng nhiều loại hóa chất ăn mòn lại được sử dụng như một thứ phân định “lãnh địa”, làm phát tán nỗi sợ hãi và sau cùng là để lại “dấu ấn giang hồ” trên mặt các đối thủ - nạn nhân...