Đức, Anh nỗ lực chống tấn công mạng trước thềm bầu cử

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giới chức Đức và Anh hiện đã tăng cường an ninh mạng trước các cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra ở nước này trong thời gian tới.

Từ 6h00 GMT ngày 7/5, hàng chục triệu cử tri Pháp tới 66.546 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc để chọn ra trong 2 người bao gồm ứng viên trung dung Emmanuel Macron và lãnh đạo phe cực hữu Marine Le Pen một người trở thành tổng thống mới của nước này. 

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống được đánh giá là quan trọng đối với không chỉ tương lai của nước Pháp mà còn cả của châu Âu, ngày 5/5, ông Macron đã trở thành nạn nhân của một vụ “tấn công mạng quy mô lớn và có sự phối hợp”.

Theo đại diện của phong trào Tiến Bước của ông Macron, rất nhiều tài liệu nội bộ, bao gồm hàng nghìn email và các tài liệu kiểm toán của ban vận động tranh cử cho ông Macron đã bị đánh cắp, phát tán trên mạng internet. Đặc biệt, bên cạnh những tài liệu thật còn có nhiều thông tin giả. Trong thông cáo chính thức, ông Macron tố cáo chiến dịch tấn công mạng nói trên là nhằm gây bất ổn nền dân chủ Pháp, tương tự như điều từng xảy ra trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Phát biểu tại một sự kiện từ thiện diễn ra hồi cuối tháng trước, bà Hillary Clinton một lần nữa khẳng định việc tin tặc tấn công các email của chiến dịch tranh cử của bà là một phần nguyên nhân khiến bà thất bại trước ông Donald Trump tại cuộc bầu cử ở Mỹ năm ngoái. “Nếu bầu cử diễn ra vào ngày 27/10, tôi đã là tổng thống”, bà nói.

Trước các diễn biến trên, theo AFP, giới chức Anh, Đức cũng đang tăng cường các bước đi để bảo vệ an ninh mạng ở các nước này trước các cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra trong thời gian tới. Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh (NSCS) cho biết họ đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ ngày Thủ tướng Theresa May hồi tháng trước bất ngờ kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 8/6 tới.

Theo người đứng đầu NSCS Ciaran Martin, NCSC triệu tập các đảng chính trị chủ yếu ở Anh tới dự một hội thảo kỹ thuật để hướng dẫn cho họ về các bước đi thực tế nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công mạng cũng như quản lý sự cố. 

Giới chức Đức cũng đã thực hiện các bước đi tương tự trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra ở nước này vào tháng 9 tới. Bà Arne Schoenbohm – Chủ tịch Văn phòng an ninh thông tin liên bang Đức (BSI) – hồi tháng 3 vừa qua cho biết các mạng lưới thông tin của chính phủ nước này ngày nào cũng bị tấn công. Do đó, để phòng ngừa, theo bà Schoenbohm, BSI đã tiến hành nhiều cuộc họp với các quan chức bầu cử và các đảng chính trị để thảo luận về cách thức để các cơ quan này tự bảo vệ mình. 

Theo chuyên gia an ninh mạng Ewan Lawson, các đảng chính trị dễ trở thành mục tiêu vì vấn đề an ninh mạng của họ không tốt. “Họ không có nhiều tiền để ném vào vấn đề này. Vì thế nên tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra những vụ đánh cắp dữ liệu hay xâm nhập dữ liệu” – ông Lawson lý giải.

Trên thực tế, người đứng đầu cơ quan tình báo nội địa Đức Hans-Georg Maassen cho biết, ông Martin Schulz – lãnh đạo Đảng Dân chủ xã hội – gần đây đã trở thành nạn nhân của một chiến dịch thông tin sai lạc theo đó nói rằng cha của ông từng là một quản lý của Đức quốc xã tại một trại tập trung của chúng.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.