Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng: Chỉ khi loại được “giấy phép con”

Cải thiện môi trường kinh doanh giúp DN có nhiều cơ hội phát triển
Cải thiện môi trường kinh doanh giúp DN có nhiều cơ hội phát triển
(PLO) - Hơn 200 danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải chịu điều chỉnh của 362 văn bản. Một món hàng dưới 1 triệu đồng cũng chịu kiểm tra chuyên ngành (KTCN) của 28 đơn vị. Một công ty mỗi năm phải xin 1.000 giấy phép cho 1.000 đơn hàng nhập khẩu, phải kiểm tra tiêu chuẩn hợp chuẩn tới 300 lần… 

Số liệu này cho thấy tiến trình kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng đang còn nhiều lực cản từ thể chế và nhất là ở lĩnh vực KTCN, khi nhiều cơ quan quản lý đang lúng túng trong thực thi văn bản pháp luật thì các DN phải “chịu trận”, kiềm chế nghiêm trọng hiệu quả kinh doanh.

Chỉ phát hiện được 1/1000 vi phạm về hàng hóa XNK

Tại Hội thảo “Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam” do Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) phối hợp cùng Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu tại Việt Nam tổ chức, vướng mắc trong thủ tục KTCN được mổ xẻ để cùng tháo gỡ những khó khăn, rào cản được quy định bởi chính các văn bản pháp luật. 

Theo thống kê, việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và KTCN đối với trên 200 danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải chịu chi phối của 326 văn bản khác nhau (tính đến ngày 30/11/2016).  Nhưng ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, có thể đến thời điểm hiện giờ con số văn bản mà các loại hàng hóa chịu KTCN đã tăng hơn nhiều.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, mỗi ngày có hơn 9 triệu lô hàng nhập khẩu; hàng trăm lô hàng xuất khẩu nhưng việc phát hiện vi phạm tỉ lệ thấp, chỉ 1/1000. Vì thế, ông Ngô Minh Hải khẳng định, cần thay đổi, rà soát các văn bản để chỉ rõ bất cập. Ông Ngô Hải Phan (Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng chính phủ) cho biết, nhiệm vụ trọng tâm về cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP, đó là cải thiện 10 chỉ số thành phần của Chỉ số Môi trường kinh doanh. 

Chính phủ đã giao 4 nhóm việc với tổng số 351 đầu việc cho 27 bộ, ngành, cơ quan và địa phương với nhiệm vụ chung là cải cách toàn diện công tác quản lý, KTCN đối với hàng hóa XNK; cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Chính phủ điện tử… để loại bỏ “lợi ích nhóm” cũng như các rào cản trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN). 

Dự kiến trong tháng 4 này, Tổng cục Hải quan sẽ rà soát lại 362 loại văn bản nói trên để xem xét có thể giảm được những văn bản nào để kiến nghị Chính phủ xây dựng, bổ sung, sửa đổi văn bản pháp luật.  Ông Hải cho biết, trước mắt sẽ mời 10 bộ, ngành rà soát các văn bản về an toàn thực phẩm, kinh doanh động, thực vật và sẽ kiến nghị áp dụng thông lệ quốc tế, giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN; kiến nghị các bộ quản lý chuyên ngành cải cách toàn diện thể chế, cách thức, phương pháp KTCN đối với hàng hóa XNK. 

“Tha thiết” mong giảm được thời gian kiểm tra chuyên ngành

Nêu ví dụ việc nhập mặt hàng thức ăn gia súc, DN phải đăng ký chuyên ngành ở cả Cục Thú y và Cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) là trùng lắp, mất thời gian và chi phí cho DN, ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, cần quy định để mỗi nhóm hàng sẽ do một cơ quan kiểm tra, áp dụng nguyên tắc “một cửa” và công nhận lẫn nhau để giảm thiểu tối đa chi phí KTCN cho DN, rút ngắn thời gian kiểm tra, thông quan hàng hóa, từ đó môi trường kinh doanh mới có thể thông thoáng như kỳ vọng. Đại diện các hiệp hội DN cũng muốn được áp dụng nguyên tắc về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, phân luồng, buộc DN phải chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đối với hàng hóa của mình để giảm thời gian KTCN.

Ông Hoàng Việt Hà, Giám đốc điều hành Công ty FPT nêu dẫn chứng ngay việc nhập khẩu điện thoại ở FPT (cứ mỗi lô hàng DN lại phải xin phép 1 lần. Như vậy, một năm với 1.000 đơn hàng thì tương đương với 1.000 lần xin phép và thời gian trả lời cho 1 lần xin phép mất 7 ngày) và cho rằng,  “ngành Hải quan đã tạo điều kiện nhưng vấn đề giấy phép con của các bộ, ngành còn rất nhiều. Có tới 362 văn bản chi phối hàng hóa XNK, như vậy hải quan muốn đơn giản hoá thủ tục cũng không được vì phụ thuộc vào các bộ, ngành khác”. Do đó, cần tiếp tục đối thoại để Chính phủ lắng nghe DN, cải tiến những khó khăn, trở ngại, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho DN.

Bà Ngô Thu Thủy, đại diện Hiệp hội EuroCham chia sẻ: “Chúng tôi có nhận nhập khẩu nhiều món hàng làm quà tặng, giá trị chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng nhưng cũng phải chịu sự KTCN của 28 đơn vị. Do đó, nếu có thể, rất mong muốn có thể bỏ thủ tục KTCN đối với các món hàng dưới 1 triệu”. Đây cũng là ý kiến của bà Nguyễn Thị Nguyệt, Giám đốc công ty chuyên về nhập khẩu thiết bị điện tử vì “với các mặt hàng nhập phi mậu dịch (dành để cho, tặng, biếu) thường cần gấp, nếu lại phải đi theo một quy trình thủ tục như hàng hóa mậu dịch gây khó khăn cho rất nhiều giao dịch”.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.