Tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á đang phát triển lần đầu trong gần 60 năm bị thu hẹp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lần đầu tiên trong gần 6 thập niên, các nền kinh tế trên khắp châu Á đang phát triển sẽ bị thu hẹp trong năm nay do đại dịch Covid-19, báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 15/9 cho hay.

Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020 dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) -0,7% cho khu vực Châu Á đang phát triển trong năm nay – đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ đầu thập niên 1960. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng dự báo nền kinh tế trên khắp châu Á sẽ phục hồi vào năm sau, khi khu vực này bắt đầu thoát khỏi sự tàn phá kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Mức tăng trưởng sẽ đạt 6,8% trong năm 2021, một phần là do được đo lường tương đối trên mức tăng trưởng thấp của năm 2020. 

Do đó, kết quả của năm sau vẫn sẽ thấp hơn các mức dự báo trước khi có đại dịch Covid-19, cho thấy sự phục hồi theo đường chữ “L” thay vì chữ “V”. 

Khoảng 3/4 các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2020.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada nhận định, phần lớn các nền kinh tế ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương có thể mong đợi con đường tăng trưởng khó khăn trong thời gian còn lại của năm 2020. Theo ông Suwada, nguy cơ kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn rất lớn, khi làn sóng bùng phát thứ nhất kéo dài hoặc các đợt bùng phát trở lại có thể thúc đẩy hơn nữa các biện pháp ngăn chặn.

“Những bước đi nhất quán và có phối hợp để giải quyết đại dịch, cùng với các ưu tiên chính sách tập trung vào bảo vệ mạng sống và sinh kế của những người dễ bị tổn thương nhất, cũng như bảo đảm an toàn khi trở lại làm việc và bắt đầu lại các hoạt động kinh doanh, sẽ tiếp tục có vai trò then chốt trong việc bảo đảm rằng sự phục hồi cuối cùng của khu vực là toàn diện và bền vững”, vị chuyên gia cho hay.

Báo cáo của ADB cho rằng, đại dịch Covid-19 kéo dài vẫn là rủi ro bất lợi lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực trong năm nay và năm sau.

Để giảm thiểu rủi ro này, các chính phủ trong khu vực đã đưa ra những phản ứng chính sách đa dạng, bao gồm các gói hỗ trợ chính sách – chủ yếu là hỗ trợ thu nhập – lên tới 3,6 nghìn tỉ USD, tương đương với 15% GDP của khu vực.

Những rủi ro bất lợi khác phát sing từ những căng thẳng địa chính trị, như sự leo thang xung đột thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những tổn hại về tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài.

Báo cáo cho hay, Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực thoát khỏi sụt giảm. Quốc gia này được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm nay và 7,7% trong năm 2021, với các biện pháp y tế cộng đồng thành công tạo ra nền tảng cho tăng trưởng. 

Tại Ấn Độ, nơi các lệnh phong tỏa đã làm ngưng trệ chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, GDP giảm mức kỷ lục 23,9% trong quý đầu tiên trong năm tài chính và được dự báo sẽ thu hẹp 9% trong năm tài chính 2020, trước khi phục hồi 8% trong năm tài chính 2021.

Các tiểu vùng của Châu Á đang phát triển được dự báo có mức tăng trưởng âm trong năm nay, ngoại trừ Đông Á được dự báo tăng 1,3% và phục hồi mạnh mẽ ở mức 7,0% trong năm 2021. 

Một số nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thương mại và du lịch, nhất là ở Thái Bình Dương và Nam Á, phải đối mặt với sự sụt giảm ở mức hai con số trong năm nay. 

Các dự báo cho thấy rằng phần lớn Châu Á đang phát triển sẽ phục hồi trong năm tới, ngoại trừ một số nền kinh tế ở Thái Bình Dương.

Dự báo lạm phát cho khu vực Châu Á đang phát triển được điều chỉnh giảm còn 2,9% trong năm nay so với mức dự báo 3,2% hồi tháng 4, do giá dầu tiếp tục ở mức thấp và nhu cầu yếu. Lạm phát cho năm 2021 được dự kiến giảm còn 2,3%.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.