Dịch Covid sáng ngày 14/9: WHO ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 trong ngày cao kỉ lục

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận thêm 223.507 ca mắc Covid-19, đưa tổng số ca bệnh lên trên 29 triệu người, trong đó có trên 927.000 ca tử vong. Ấn Độ tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm mới lên tới trên 93.000 ca/ngày.

WHO ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 trong ngày cao kỉ lục

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/9 cho biết đã ghi nhận mức tăng số ca mắc Covid-19 trong 24 giờ cao kỉ lục, với 307.930 trường hợp trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 5.537 người trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng do đại dịch đến nay lên 917.417 trường hợp.

Theo số liệu trên trang web của WHO, các mức tăng lớn nhất được ghi nhận ở Ấn Độ, Mỹ và Brazil - 3 nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19. Theo đó, Ấn Độ đã có 94.372 ca mắc mới, tiếp đó là Mỹ với 45.523 ca và Brazil với 43.718 ca. Cả Mỹ và Ấn Độ đều ghi nhận trên 1.000 trường hợp tử vong mới trong 24 giờ qua.

Mức tăng số ca mắc mới trong ngày cao nhất trước đó mà WHO ghi nhận là 306.857 người hôm 6/9, trong khi ngày ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất là 12.430 ca hôm 17/4.

Ấn Độ hiện dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới ghi nhận trong ngày và với mức cao kỉ lục 97.570 trường hợp hồi tuần trước.

Theo số liệu phân tích của Reuters, tình trạng lây lan Covid-19 vẫn gia tăng tại 58 quốc gia, như Argentina, Indonesia, Maroc, Tây Ban Nha và Ukraine. Hiện số ca mắc mới đã được ghi nhận giảm tại Mỹ, và đã giảm khoảng 44% so với mức đỉnh trên 77.000 trường hợp hôm 16/7. Xu hướng giảm cũng đang được ghi nhận ở Brazil.

Australia bắt giữ người biểu tình vi phạm phòng dịch

Ngày 13/9, cảnh sát bang Victoria của Australia đã bắt giữ 74 người và xử phạt 176 người khác do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối biện pháp phong tỏa ở thành phố Melbourne bước sang ngày thứ hai. 

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại Melbourne, Australia, ngày 13/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN.
 Cảnh sát bắt giữ người biểu tình do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại Melbourne, Australia, ngày 13/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN.

Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy những người biểu tình đã tuần hành qua khu chợ Queen Victoria, biểu tượng của Melbourne, trước khi nổ ra đụng độ với cảnh sát. Theo cảnh sát Victoria, tham gia biểu tình có khoảng 200-250 người. Trước đó, cảnh sát cũng đã bắt giữ 14 người biểu tình quá khích trong các cuộc biểu tình rải rác ngày 12/9.

Các cuộc biểu tình nói trên xảy ra trong bối cảnh bang Victoria dự kiến từ ngày 14/9 nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa do số ca mắc Covid-19 mỗi ngày có xu hướng giảm. 

Ngày 13/9, bang này ghi nhận 41 ca mắc mới và 7 ca tử vong do dịch Covid-19, giảm mạnh so với mức đỉnh điểm hơn 700 ca/ ngày hồi đầu tháng 8 vừa qua. Số ca mắc Covid-19 ở bang Victoria chiếm khoảng 75% tổng số hơn 26.600 ca bệnh trên toàn Australia, trong khi số ca tử vong chiếm tới hơn 90% trong số 810 ca tử vong trên cả nước. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt phòng chống Covid-19 ở thành phố Melbourne, thủ phủ bang Victoria, đang được áp đặt trong 6 tuần qua.

Hàn Quốc nới lỏng quy định giãn cách xã hội ở Seoul và vùng phụ cận

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết quyết định nới lỏng giãn cách xã hội được đưa ra bởi việc thực hiện các hạn chế chống dịch bệnh mới nhất vừa qua đang cho kết quả.

"Sau khi xem xét toàn diện tình hình hiện tại và ý kiến các chuyên gia, Chính phủ đã quyết định nới lỏng quy định giãn cách xã hội đối với khu vực này xuống cấp độ 2 trong 2 tuần. Chúng tôi đã cân nhắc sự mệt mỏi của xã hội, cũng như kết quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt (thời gian qua)", phát biểu trong cuộc họp Chính phủ Hàn Quốc, Thủ tướng Chung Sye-kyun nói.

Kể từ cuối tháng trước, Hàn Quốc đã áp dụng mức giãn cách xã hội 2,5 ở thủ đô Seoul, tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon, nơi chiếm một nửa dân số Hàn Quốc, hạn chế hoạt động của các quán ăn, chuỗi cà phê nhượng quyền và tiệm bánh.

Bắt đầu từ ngày 14/9 tới, khu vực này sẽ được giãn cách xã hội ở cấp độ 2 trong hệ thống 3 cấp. Theo đó, người dân được phép duy trì hầu hết các thói quen hàng ngày của mình, song các cuộc tụ tập ngoài trời với hơn 100 người tham gia sẽ bị cấm. Các sự kiện thể thao được phép tổ chức không có khán giả trong khi các cuộc họp trong nhà từ 50 người trở lên bị cấm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.