Tăng trưởng của Việt Nam năm 2016: Vì sao WB hạ dự báo còn 6%?

Tốc độ tăng trưởng năm nay có thể chậm lại, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực
Tốc độ tăng trưởng năm nay có thể chậm lại, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực
(PLO) - Thời tiết bất lợi và xu hướng tăng chậm lại của hoạt động sản xuất công nghiệp là các lý do khiến Ngân hàng Thế giới (WB) giảm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 xuống còn 6%, thấp hơn so với mức 6,2% được đưa ra trước đó.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 do WB tổ chức chiều qua (19/7).

Sáu tháng đầu năm tăng trưởng chậm

Ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế của WB - nhận định trong nửa đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm hơn so với mức tăng trưởng mạnh của năm 2015 và chỉ đạt khoảng 5% so với mức 6,3% của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này, theo WB, là do hạn hán và nhiễm mặn đã tác động lớn đến sản lượng nông nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng trưởng trong các ngành sản xuất, chế biến của Việt Nam giảm nhẹ do môi trường toàn cầu, nhu cầu thế giới chưa khởi sắc cũng kéo đà tăng trưởng của nền kinh tế giảm xuống.

Nợ công Việt Nam tiến gần mức trần 65% GDP

Theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế của WB, việc cân đối tài khóa của Việt Nam vẫn tiếp tục mất cân đối. Thâm hụt ngân sách vào thời điểm cuối năm 2015 ước tính lên đến gần 6,5% GDP. Nợ công của Việt Nam đã chiếm khoảng 62,2% GDP và đang nhanh chóng tiến gần tới mức trần 65% GDP. Theo WB, kết quả về thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm cho thấy áp lực ngân sách sẽ còn tiếp diễn. “Mỗi lần chúng tôi ra báo cáo điểm lại từ năm ngoái thì bội chi ngân sách lần nào cũng được nêu lên” – ông này nói.

Theo ông Eckardt, những yếu tố này được bù đắp bởi hiệu quả tăng trưởng trong bán lẻ, nhu cầu trong nước tương đối ổn định và ngành xây dựng được hỗ trợ bởi tín dụng. Kinh tế vĩ mô được duy trì, áp lực về giá giảm dù trong vài tháng qua giá cả có tăng lên, đặc biệt là giá thực phẩm, do sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. WB dự báo, lạm phát của Việt Nam trong năm nay sẽ thấp hơn mức 5% đặt ra.

“Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 6%. Tuy tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực” - ông Achim Fock, Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định.

Báo cáo của WB cũng nêu quan ngại về tác động của hạn hán không chỉ tới tăng trưởng nông nghiệp mà còn với người nghèo do cú sốc giảm thu nhập từ nông nghiệp trong bối cảnh cơ cấu lao động của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao. Cụ thể, theo WB, 2 triệu hộ gia đình nghèo và cận nghèo của nước ta có thể bị tác động bởi hạn hán và nhiễm mặn.

Vẫn mất cân đối tài khóa

Báo cáo của WB cũng lưu ý việc tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua vẫn giữ ở mức cao, khoảng 18%, tức gần gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP theo danh nghĩa, gây quan ngại do nền kinh tế đi vay nhiều và việc có thể xảy ra tình trạng đầu cơ. WB cảnh báo Việt Nam cân nhắc mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tài chính toàn cầu biến động để việc đạt được chỉ tiêu này không ảnh hưởng tăng trưởng chung.

Về kinh tế vĩ mô, ông Eckardt nhấn mạnh việc cân đối tài khóa của Việt Nam vẫn tiếp tục mất cân đối. Thâm hụt ngân sách vào thời điểm cuối năm 2015 ước tính lên đến gần 6,5% GDP. Nợ công của Việt Nam đã chiếm khoảng 62,2% GDP và đang nhanh chóng tiến gần tới mức trần 65% GDP. Theo WB, kết quả về thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm cho thấy áp lực ngân sách sẽ còn tiếp diễn. “Mỗi lần chúng tôi ra báo cáo điểm lại từ năm ngoái thì bội chi ngân sách lần nào cũng được nêu lên” – ông này nói. 

Theo nhận định của WB, năm nay là năm khó khăn đối với Việt Nam vì áp lực chi tiếp tục mạnh trong khi giá cả tăng lên. Khu vực ngân hàng đang có nhiều nợ xấu chưa được giải quyết cũng là một áp lực lớn. “Chính phủ đã cam kết đảm bảo duy trì bền vững nợ công và tái tạo khoảng đệm tài khóa. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện cam kết đó bằng hành động cụ thể nhằm cân đối ngân sách trong trung hạn. Các nỗ lực giảm nhẹ mất cân đối tài khóa cần được phối hợp với cải cách nhằm tạo khoảng đệm tài khóa để đảm bảo thực hiện một số hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ công” - ông Eckardt khuyến cáo.

Các chuyên gia kinh tế của WB cũng nhận định sự kiện Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam . “Một số biến động đang tăng lên, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam ở các vấn đề như tỉ giá, chứng khoán, giá cả thương phẩm giảm nhưng cơ cấu về dòng tiền tài chính thì nền kinh tế Việt Nam không có nhiều nguy cơ” – ông Eckardt nhận định.

WB khuyến cáo gì sau sự cố môi trường ở Hà Tĩnh?

Khi được đề nghị đưa ra khuyến cáo đối với Việt Nam sau sự cố môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến 4 tỉnh miền Trung thời gian qua, ông Eckardt cho rằng việc giảm thiểu những sự cố về môi trường là điều rất quan trọng. “Việt Nam hiện nay đang mở rộng rất nhiều khu vực công nghệ chế tạo. Do vậy, Việt Nam cần có những chuẩn mực tốt và giám sát tốt về môi trường. Đây là điều rất quan trọng để giúp chúng ta có thể tránh được những thảm hoạ như sự cố về môi trường vừa qua để sau này không tái diễn những thảm hoạ trong tương lai. Đây cũng là một cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như những chương trình nghị sự tiếp theo mà Việt Nam cần phải thực hiện” – ông nói.

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.