Tăng tốc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Một đoạn dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang thực hiện. (Ảnh: PV).
Một đoạn dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang thực hiện. (Ảnh: PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay sau Tết Nguyên đán, tại dự án giao thông đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, hàng chục mũi thi công được bố trí thi công tại nhiều gói thầu xây dựng. Dự án đang nỗ lực về đích đúng kế hoạch.

Giải phóng mặt bằng thuận lợi

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 85.800 tỷ đồng, được chia thành 7 dự án thành phần gồm 3 dự án giải phóng mặt bằng (GPMB), 3 dự án xây dựng đường song hành và một dự án đường cao tốc theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo báo cáo mới đây của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), với 3 dự án GPMB, đến nay tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng hơn 1.300ha (đạt 94%), trong đó Hà Nội thu hồi được hơn 763ha (đạt 96,5%), Hưng Yên hơn 195ha (đạt 85%), Bắc Ninh hơn 346ha (đạt 93,8%).

3 dự án thành phần xây dựng đường song hành tại 3 địa phương cũng đang có tiến độ tích cực. Cụ thể, dự án đường song hành tại Hà Nội đã tiến hành khởi công, sản lượng đạt khoảng hơn 375 tỷ đồng (đạt 8% giá trị hợp đồng). Dự án đường song hành tại Hưng Yên đã lựa chọn nhà thầu thi công, khởi công từ cuối năm 2023. Trên hiện trường hiện đang triển khai 3 mũi thi công, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ đồng (đạt 0,4% giá trị hợp đồng). Với đường song hành đoạn qua Bắc Ninh, đã phê duyệt thiết kế, dự toán cả 3 gói thầu, có 1 gói thầu đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công vào tháng 12/2023, sản lượng thi công đạt khoảng 13 tỷ đồng (đạt 1,1% giá trị hợp đồng). Các gói thầu khác đang trong quá trình lựa chọn đơn vị thi công.

Đáng chú ý nhất tại dự án này là dự án thành phần 3 (đường cao tốc) đầu tư theo phương thức PPP. Theo Bộ GTVT, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 56.536 tỷ đồng, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định 6479/QĐ-UBND ngày 20/12/2023. Hiện nhà đầu tư duy nhất quan tâm đến dự án là Tập đoàn T&T Group. Được biết, hiện các bên liên quan đang nghiên cứu các bước tiếp theo để triển khai dự án.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, tiến độ thi công dự án tại 3 địa phương cơ bản đáp ứng đúng tiến độ. Đáng chú ý, tại Hà Nội, công tác GPMB dự kiến sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2024. Cùng đó, Hà Nội đã xây dựng 13 khu tái định cư, với tổng diện tích 32,5ha. Trong đó đã cơ bản hoàn thành 5 khu và đang thi công xây dựng 8 khu còn lại.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, ngay sau Tết Nguyên đán 2024, trên toàn tuyến dự án đường song hành tại Hà Nội đã tổ chức 32 mũi thi công, gồm 23 mũi thi công đường và 9 mũi thi công cầu. “Các đơn vị đang nỗ lực đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra”, lãnh đạo chủ đầu tư dự án cho biết.

Gỡ vướng vật liệu đắp nền đường

Đề cập đến nguồn vật liệu, các dự án thành phần do Hà Nội làm cơ quan chủ quản cần vật liệu đắp nền khoảng 7,4 triệu m3. Trước mắt, Hà Nội sẽ sử dụng đất đắp tại các mỏ thuộc địa phương lân cận đã đủ thủ tục khai thác như: 4 mỏ đất tại tỉnh Vĩnh Phúc, 4 mỏ đất tại tỉnh Thái Nguyên, một mỏ đất tại tỉnh Hòa Bình.

Đồng thời, Hà Nội đang hoàn thiện thủ tục khai thác tại mỏ đất Gò Đỉnh. Về mỏ cát, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 4 mỏ đang hoạt động khai thác; 6 mỏ cát đang thực hiện đấu giá với tổng trữ lượng khoảng hơn 16 triệu m3; 11 mỏ cát nằm trong quy hoạch (trữ lượng ước khoảng 22,69 triệu m3); 3 mỏ có giấy phép nhưng không hoạt động.

Theo đánh giá của phía Bộ GTVT, về cơ bản, vật liệu cát san lấp, đắp nền trên địa bàn Hà Nội đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện dự án. Tuy nhiên, để đáp ứng tiến độ theo yêu cầu, cần sớm hoàn thành các thủ tục theo quy định để sớm đưa vào khai thác phục vụ dự án.

Với dự án thành phần 2.2 (Hưng Yên là cơ quan chủ quản), tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 0,96 triệu m3. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh này không có mỏ đất đắp nền, dự kiến sẽ phải khai thác tại tỉnh Hải Dương. Với cát đắp nền, theo số liệu khảo sát, các mỏ trên địa bàn Hưng Yên có trữ lượng khoảng 1,6 triệu m3 nên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh là cơ quan chủ quản), tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 3,95 triệu m3. Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không có mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá), phải khai thác tại các mỏ của địa phương lân cận như Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang...

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần của đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua để đẩy nhanh tiến độ di dời các đường điện cao thế, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình dự án.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.

Ngành công nghiệp bán dẫn “chạy đua” với thời gian

Lễ trao thỏa thuận hợp tác chiến lược và ra mắt Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA. (ảnh: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam. Trong đó chú trọng xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030.

Khởi công dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án.
(PLVN) - Ngày 11/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Lễ Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd, tại Lô đất CN5.5G2, Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Tìm giải pháp để phát huy lợi thế xuất khẩu của sầu riêng bền vững

Hội nghị được tổ chức trực tiếp, với sự tham gia của khoảng 200 khách mời , trong đó có đại diện một số tỉnh có vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã từng bị thông báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu.
(PLVN) - Thông tin tại “Hội nghị sản xuất và xuất khẩu (XK) sầu riêng bền vững” do Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT tổ chức hôm 10/5, cho biết, so với các quốc gia sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…, sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế.Tuy nhiên cần khắc phục những tổn tại, hạn chế để hướng đến sản xuất bền vững.

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long
(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV
(PLVN) -Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).