Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh TCM

Bộ Y tế hôm qua tổ Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM) tại khu vực phía Nam để đưa ra các biện pháp đối phó...

Bộ Y tế hôm qua tổ Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM) tại khu vực phía Nam để đưa ra các biện pháp đối phó.

Chủ trì hội nghị là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, Trung tâm của Bộ Y tế, các bệnh viện, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng của 20 tỉnh thành khu vực phía Nam.

Số ca tử vong tập trung cao ở miền Nam

Theo thống kê của các đại biểu, ở TP.HCM, bệnh TCM tăng nhanh từ cuối tháng 3. Đến thời điểm hiện tại, TP đã có 10.970 ca nhập viện, trong đó có 30 ca tử vong.

Tại bệnh viện Nhi đồng 1, 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tiếp nhận 10.470 ca bệnh TCM từ các tỉnh chuyển về.

Theo cục Y tế dự Phòng cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước có 90.189 trường hợp mắc bệnh TCM. Hiện có 153 trường hợp tử vong tại 28 tỉnh, thành phố.

Một ca bệnh TCM điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng.
Một ca bệnh TCM điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng.

Các tỉnh có tỷ lệ mắc trên 100.000 người là Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bến Tre, Hòa Bình, Tây Ninh, Vĩnh Long, Kon Tum…

Trong đó, các tỉnh có số ca tử vong/100.000 dân cao nhất là Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ngải, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM.

Trẻ em từ 5 tuổi bị mắc bệnh chiếm 91%, trẻ nam mắc cao hơn trẻ nữ. Vi rút gây bệnh TCM có tên là EV 71 chiếm 54 %, người bị bệnh có dấu hiệu lâm sàng nặng và có nguy cơ gây tử vong cao trong vòng 24 giờ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Hiện bệnh TCM vẫn chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, vì vậy ý thức phòng bệnh là biện pháp tốt nhất.

Theo Bộ trưởng Bộ tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Cuối tháng 10, bệnh TCM bắt đầu có chiều hướng giảm và trong 2 tuần đầu tháng 11 này thì gần như giảm hẳn. Tuy nhiên một số địa phương số ca mắc TCM mới vẫn không giảm.

Hiện nay, dịch TCM đã lây lan ra cộng đồng, do đó biện pháp tuyên truyền vẫn quan trọng nhất. Để chủ động phòng chống bệnh TCM, cần phải tập trung tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra, xử lý ổ dịch.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng chống TCM cho các bậc cha mẹ nhà trẻ, mẫu giáo kĩ lưỡng. Trong đó kỹ năng rửa tay sạch nhiều lần trong ngày bằng xà phòng cho trẻ, mẹ và người chăm sóc trẻ thì mới có thể phòng bệnh hiệu quả”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND các tỉnh, các ban, ngành đoàn thể phải chủ động kiểm tra, giám sát, đôn đốc người dân thực hiện đúng theo hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế, đặc biệt phải chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông.

Trong thời gian tới, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cần đẩy mạnh tuyên truyền 4 biết và 3 sạch: Biết ăn sạch, ở sạch; biết cách cho trẻ chơi sạch; biết nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do thời tiết nắng nóng; biết chưa có thuốc đặc trị. Và nguyên tắc 3 sạch là ăn sạch, ở sạch và các đồ chơi của trẻ phải sạch.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị UBND các tỉnh cung cấp xà phòng cho những hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

Thọ Lang
 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.