2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Theo điều tra dịch tễ, hai bệnh nhi là cháu L.T.A (17 tháng tuổi) và cháu T.H.G (3 tháng tuổi) đều trú tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, có cơn ho kịch phát, và SPO2 tụt xuống rất thấp và phải thở máy.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm 2 trường hợp nghi mắc bệnh ho gà, gửi xét nghiệm xác định chẩn đoán.

Đến ngày 10/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gửi phiếu trả lời kết quả xét nghiệm dương tính vi khuẩn B.Pertussis (vi khuẩn ho gà).

Đến thời điểm hiện tại, sau hơn một tuần điều trị tích cực, 2 bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần ổn định và đang trong giai đoạn điều trị phục hồi.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh xuất hiện chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Ngành Y tế khuyến cáo, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh là tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ và đúng lịch.

Lịch tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ em: Tiêm đủ 3 mũi tiêm vaccine có thành phần ho gà: trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là vaccine SII (DPT-VGB-Hib) tiêm cho trẻ vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc có thể tiêm các vaccine có thành phần ho gà trong các vaccine dịch vụ như Pentaxim, Hexaxim, Infanix Hexa sớm nhất khi trẻ được 6 tuần tuổi.

Tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh ho gà khi trẻ từ 18-24 tháng (DPT, Pentaxim, Hexaxim, Infanix Hexa).

Tin cùng chuyên mục

Người dân cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, được cấp phép khi có nhu cầu khám, chữa bệnh để tránh các nguy cơ về sức khỏe, tính mạng. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)

Lo ngại tình trạng gia tăng cơ sở hành nghề y trái phép

(PLVN) -  Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã tồn tại một thực trạng đáng lo ngại, đó là hoạt động của nhiều cơ sở y tế “chui”, không có giấy phép hành nghề hợp pháp, không tuân thủ các quy định về y tế và an toàn, dẫn đến nguy cơ cao cho sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Bà nội hiến thận cứu cháu gái

TS.BS Đặng Ánh Dương – Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đang thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Nhiều lần chứng kiến cháu thoi thóp trên giường bệnh, không thể đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa, bà nội quyết định hiến một bên thận cứu cháu.

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).