Tăng số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội gia tăng. Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội gia tăng. Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (ngày 10/5 đến 17/5), toàn thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 667 ca mắc, số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023, không có ca tử vong.

Trong tuần, trên địa bàn thành phố không ghi nhận ổ dịch. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 7 ổ dịch, hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Thọ Vực, Bãi Tháp, Đồng Vân của huyện Đan Phượng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát véc tơ tại các ổ dịch này. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết.

Cũng trong tuần, Hà Nội ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, 0 ca tử vong, giảm 61 ca mắc so với tuần trước.

Bệnh nhân phân bố tại 22 quận, huyện, các đơn vị có nhiều ca mắc trong tuần, bao gồm: Hoàng Mai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đống Đa. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.184 ca mắc, 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng tại Hoàng Mai và Thanh Oai (giảm 1 ổ dịch so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm đến nay ghi nhận 33 ổ dịch, còn 05 ổ dịch đang hoạt động tại Đông Anh, Ba Vì, Hoàng Mai, Thanh Oai.

Theo nhận định, tháng 5 theo quy luật hàng năm là tháng cao điểm của dịch tay chân miệng nên trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận số ca mắc, ổ dịch. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa y tế và các nhà trường để thực hiện phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc, xử lý ổ dịch theo quy định, đặc biệt là các ổ dịch trong trường học.

Trong tuần ghi nhận 2 ca mắc ho gà, 0 ca tử vong, giảm 13 ca so với tuần trước, phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 4 tháng tuổi (chiếm 77%), trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận 1 ca mắc uốn ván; thủy đậu ghi nhận 26 ca mắc. Các dịch bệnh sởi, liên cầu lợn, rubella, viêm não Nhật Bản, não mô cầu không ghi nhận trong tuần.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát các ổ dịch cũ năm 2023 tại: Phúc Thọ, Ba Đình, Thanh Trì, Thanh Oai, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Quốc Oai. Đồng thời, giám sát ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại Đan Phượng.

Tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, đặc biệt tại các trường mầm non, tiểu học; phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục, trường học khi có ca bệnh, ổ dịch; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine theo quy định.

Tổ chức điều tra, xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm các ca nghi mắc/mắc bệnh, áp dụng biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Giám sát vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong các trường học, lễ hội trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella…, khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại trên động vật; triển khai các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Đọc thêm

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.