Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược vừa có công văn gửi các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược về tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc…

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc, đạt chất lượng thuốc phục vụ phòng chống dịch Covid-19 nói riêng và công tác phòng chữa bệnh cho nhân dân nói chung, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố, chỉ đạo các cơ quan chức năng: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc buôn bán, nhập khẩu và sử dụng các loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc có nghi ngờ về chất lượng; điều tra truy tìm tận gốc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu.

Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường việc lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, tập trung vào việc kiểm tra các quy định liên quan đến việc mua bán thuốc, nguồn gốc xuất xứ của thuốc; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các truờng hợp vi phạm.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ thuốc: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu làm thuốc trước khi đưa vào sản xuất, chất lượng thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Chỉ đưa ra phân phối, lưu hành, sử dụng các thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng; khuyến khích các cơ sở tăng cường các biện pháp bảo vệ sản phẩm như sử dụng mã vạch, QR code... để chống bị làm giả; báo cáo kịp thời các vướng mắc, khó khăn về Cục Quản lý Dược để hỗ trợ xử lý. 

Đọc thêm

Vì sao độc tố Botulinum gây ngộ độc nguy hiểm?

Hình minh họa. Nguồn BV Vinmec

(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Cẩn trọng với bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.

Những người kiến tạo hạnh phúc cho cậu bé người Nùng khoèo chân

Báo Úc chia sẻ về câu chuyện của cậu bé người Nùng. (Ảnh: Herald Sun)
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế siêu âm để tầm soát bệnh cho người dân.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

Cô gái trẻ biến dạng vành tai sau bấm khuyên

Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.

Cho trẻ uống oresol thế nào mới an toàn?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Pha oresol sai cách rất nguy hiểm, bởi khi pha với nồng độ quá đậm đặc có thể khiến trẻ bị ngộ độc Natri, gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, thậm chí nặng hơn có thể gây viêm não, phù não, tổn thương não và tử vong...

8 người tiếp xúc gần nạn nhân tử vong do chó dại cắn

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chiều 16/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên cho biết, trên địa bàn vừa có một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nhiều người tiếp xúc gần với bệnh nhân này đã được hướng dẫn đến cơ sở y tế để tư vấn và điều trị.