Tại sao nói tiếng Anh với người Việt mãi… khó?

Tại sao nói tiếng Anh với người Việt mãi… khó?
(PLVN) - Dù trải qua khá nhiều đợt cải cách giáo dục nhưng cách dạy tiếng Anh vẫn không hề thay đổi. Thầy Nguyễn Quốc Hùng, một trong những chuyên gia hàng đầu về giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, gương mặt thân thuộc gắn với chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình suốt 25 năm, gắn với ký ức nhiều thế hệ trẻ thơ. Thầy Hùng MA đã có những  chia sẻ  về giải pháp để nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh hiện nay, với những góc nhìn khác…

Không nên quá áp lực học tiếng Anh lên vai trẻ

Là người luôn đau đáu để tìm ra hướng đi mới, phương pháp dạy và học mới, theo thầy đâu là giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh?

- Trên thế giới, từ đầu thế kỷ 21, có nhiều công trình nghiên cứu thay đổi khái niệm và kỹ thuật dạy tiếng Anh có hiệu quả. Trong khi cách học truyền thống của Việt Nam có nhiều nhược điểm, khó giúp người học đạt được hiệu quả cao.

Có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, nhưng với thực trạng hiện nay của Việt Nam thì theo tôi có 4 giải pháp chính: Thứ nhất, cần nhận thức rõ quan điểm tiếng Anh chỉ là công cụ để hỗ trợ cho sự hội nhập về kinh tế, chính trị, khoa học của chúng ta, chứ không ai đưa nội dung tiếng Anh giao tiếp của Việt Nam đi hội nhập thế giới. Vì thế, chúng ta không nên coi  tiếng Anh như “cây gậy thần”, mà nếu không có “cây gậy thần” đó thì không ra thế giới được và bắt trẻ phải gánh một gánh nặng học tiếng Anh từ rất nhỏ.

Với quan điểm trên thì chúng ta dạy học sinh một cách vừa phải, học nó như một môn học của nền giáo dục quốc dân, như Toán Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa... Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào tiếng Anh khi định hướng cuộc đời của trẻ đã rõ ràng. 

Thứ hai là, cần giảm tải cả nội dung kiến thức tránh đưa các chương trình quá nặng vào dạy. Vậy, cụ thể thế nào là “học vừa phải”? Trước hết, nên tuân thủ yêu cầu của chương trình quốc gia (curriculum) ở bậc tiểu học, học sinh chỉ học khoảng 500 - 600 từ, một số mẫu câu hạn chế…

Khi học hết THCS, trẻ cũng đã có tới 800 từ và hết THPT có tới 2.500 từ, một khối lượng từ không nhỏ (Chương trình GDPT, 2018). Cụ thể hơn nữa là chúng ta sử dụng hệ giáo trình tiếng Anh phổ thông (7 cuốn cho lớp 1, 8 cuốn cho lớp 2) mà Bộ đã xét duyệt. Vấn đề chính là bộ giáo trình đó đưa ra những yêu cầu đúng sức của học sinh, chưa cần thiết phải đưa những chương trình nước ngoài quá nặng, ép học sinh nhiều quá.

Về phía phụ huynh cũng nên đặt mục tiêu vừa với năng lực của từng đứa trẻ. Ví dụ, học sinh tiểu học đừng đặt vấn đề là học xong tiểu học nói tiếng Anh thông thạo với người nước ngoài, vì chúng ta học trong môi trường không bản ngữ, không song ngữ. Vấn đề nữa là, để tăng cường chất lượng thì chúng ta nên bắt kịp những khái niệm và kỹ thuật của thế kỷ 21.

Thầy Hùng MA, người thầy tiếng Anh “từ xa” đầu tiên của nhiều thế hệ học trò Việt Nam.
 Thầy Hùng MA, người thầy tiếng Anh “từ xa” đầu tiên của nhiều thế hệ học trò Việt Nam.

Vậy xu hướng mới nào đang được áp dụng hiện nay trên thế giới mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện tình trạng trên?

- Có hai bình diện chúng ta cần quan tâm: Sự thay đổi về khái niệm và sự cải tiến về kỹ thuật dạy trên lớp. Khái niệm về năng lực sử dụng tiếng Anh: Người nước ngoài học tiếng Anh không thể nói tiếng Anh như người bản ngữ, chỉ có thể tiến tới mức độ “gần như bản ngữ” (close-enough) (Joanne Kenworthy).

Lâu nay chúng ta quan niệm rằng, học tiếng Anh thì phải nói được như người Anh - đó là quan niệm của những năm 60 - 80 thế kỷ trước, còn thế kỷ 21 đã khẳng định một điều là người nước ngoài không thể nói được như người bản ngữ. Tôi học tiếng Anh không bao giờ có thể nói như người Anh, cũng như người Anh học tiếng Việt không bao giờ có thể nói được như người Việt.

Thực tế trong giao tiếp ngoài học đường, người ta không đặt yêu cầu phải nói như người bản ngữ, mà chỉ cần nói vừa đủ để người Anh hiểu là được, có thể chưa chính xác về ngữ pháp hoặc phát âm giọng ngoại quốc nhưng người Anh vẫn hiểu được là người ta chấp nhận. Và ở bất cứ tuổi nào cũng có thể học tiếng Anh thành công nếu có mục đích rõ ràng.

Về kỹ thuật dạy trên lớp, ví dụ: Không nên dạy ngữ pháp phân tích cho học sinh mà dạy ngữ pháp giao tiếp (Betty Azar). Có hai loại ngữ pháp: Ngữ pháp phân tích (phân tích câu thành các thành phần cấu thành) dành cho môn Ngữ pháp học và ngữ pháp giao tiếp dành cho các khóa dạy giao tiếp bằng ngoại ngữ. Dạy phát âm nên nhấn mạnh vào các bài tập giúp người Việt vượt qua những điểm yếu của mình, ví dụ nói có trọng âm, chú ý âm đứng cuối từ,...

Đối với người dạy, nếu không bắt kịp những thay đổi về phương pháp, khái niệm và nhất là sự cải tiến kỹ thuật dạy trên lớp, chúng ta sẽ bị lạc hậu.

Và bắt đầu từ người thầy

Như thầy đã khẳng định, một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo là người thầy, vậy họ cần phải cập nhật, đổi mới ra sao để không bị tụt hậu?

- Người thầy phải được đào tạo chứ không phải ai cũng dạy được, “thầy tây” hay “thầy ta” cũng đều phải là “thầy”. Ngoài ra, người thầy cần phải được “đào tạo liên tục/đào tạo thường xuyên” thì mới có thể cập nhật được những yếu tố hiện đại. Ở thời điểm mà thầy cô ra trường thì kiến thức và cách dạy thế là đủ, phù hợp, nhưng 5 năm hay 10 năm sau thì lại trở nên lạc hậu. Đây cũng không phải là lỗi của người thầy mà còn của các trường đào tạo giáo viên, các trường học nơi giáo viên công tác. 

Chính vì thế, để cập nhật được với thế giới mới, người thầy là quan trọng nhưng tổ chức đào tạo cũng không kém phần quyết định. Các trường đào tạo giáo viên, rồi các trường học nơi giáo viên đang dạy học cũng phải trách nhiệm tổ chức khóa học hè ngắn hạn, hội thảo, chuyên đề để cập nhật những cái mới, xu hướng mới cho giáo viên. Đề án Ngoại ngữ năm 2020 cũng đã quan tâm nhiều đến việc này, nhưng không thể chỉ trông vào đề án. 

Học sinh Việt Nam với 10 năm học tiếng Anh cũng chủ yếu là ôn luyện ngữ pháp, nên khả năng giao tiếp gần như bằng không. Vậy cần yếu tố tiên quyết gì để học sinh Việt Nam giỏi tiếng Anh?

- Theo tôi, muốn học giỏi tiếng Anh cần 3 yếu tố: Thứ nhất, phải có môi trường nói tiếng Anh - đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Tại sao trẻ con Việt Nam 5 - 7 tuổi khi sang nước Anh chỉ 1 năm sau đã nói được làu làu vì chúng ở trong môi trường, mở mắt ra là phải nói tiếng Anh.

Thế còn học sinh Việt Nam, học theo chương trình của Bộ GD-ĐT là 1 tuần học tiếng Anh 4 tiết trên lớp (2h tiếng Anh/tuần) và các em có thể học thêm 4 tiết vào cuối tuần ở các trung tâm thì tổng thời gian cũng chỉ được 4 tiếng/tuần, trong khi chúng ta giao tiếp tiếng Việt trung bình 84 giờ/tuần. Đó là chưa kể việc dạy tiếng Anh trong hầu hết các trường chỉ chú trọng vào ngữ pháp. Vậy thì khó mà nói tiếng Anh giỏi được.

Thứ hai là yếu tố người thầy. Và thứ ba là chọn giáo trình phù hợp, vừa sức với trẻ, chứ không nên chạy theo các chương trình nhập khẩu quá nặng. Ba yếu tố trên quyết định sự thành công trong việc học tiếng Anh của trẻ. Ngoài ra còn phải tính đến điều kiện của vùng miền. Trẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM đương nhiên học tốt hơn trẻ ở nông thôn, miền núi vì ở những nơi đó thiếu thiết bị, thiếu thông tin và đời sống còn khó khăn. 

Trân trọng cảm ơn thầy!

Không chỉ là một người thầy giỏi, thầy Hùng MA còn là người gắn bó với biết bao nhiêu thế hệ học trò bởi những chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình hết sức vui nhộn. 

Bây giờ nhắc đến cái tên Nguyễn Quốc Hùng hay thầy Hùng MA, hẳn sẽ có người nhớ, người quên. Nhưng nếu kể về Muzzy in Gondoland, chương trình dạy tiếng Anh yêu thích của hàng triệu em nhỏ với các nhân vật hoạt hình vui nhộn và luôn mở đầu bằng hình ảnh một con thú lông lá ăn chiếc đồng hồ thì hẳn mọi người đều nhớ. Ít ai biết, người sáng tạo ra chương trình ấy chính là chuyên gia giảng dạy tiếng Anh hàng đầu của Việt Nam - thầy Nguyễn Quốc Hùng.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng (SN 1941, người Hà Nội), là vị chuyên gia giảng dạy tiếng Anh hàng đầu của Việt Nam. Thầy từng có 35 năm công tác tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội), 25 năm giảng dạy trực tuyến trên sóng truyền hình VTV2 và hơn 20 năm dạy học tiếng Anh trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1994 đến 2014).

Thầy Hùng từng xuất bản hơn 100 đầu sách bao gồm các cuốn liên quan đến chuyên môn ngoại ngữ và nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn.

Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, Khoa Văn của Đại học Tổng hợp và có một thời gian đi du học tại Anh.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.