Sỹ quan Việt Nam chung tay chống Covid-19 ở châu Phi

Chung tay cùng người dân châu Phi chống Covid-19.
Chung tay cùng người dân châu Phi chống Covid-19.
(PLVN) -Bên cạnh trình độ chuyên môn, các sĩ quan gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam còn ghi dấu ấn bằng việc hướng dẫn người dân bản địa tại Cộng hòa Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi phòng chống Covid-19, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cao cả.

Những khó khăn khi thực thi nhiệm vụ 

Theo kế hoạch ban đầu, tháng 11/2020, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) của Việt Nam sẽ về nước. Tiếp đó, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 sẽ lên đường thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những sáng kiến của Việt Nam trong phòng chống dịch, Liên Hợp quốc (LHQ) đã đề nghị BVDC 2.2 kéo dài thời gian hoạt động đến tháng 2/2021.

Các cán bộ, chiến sĩ hoạt động trong môi trường làm việc đa quốc gia ở phái bộ UNMISS (Nam Sudan) và phái bộ MINUSCA (Cộng hoà Trung Phi) trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Ở môi trường này dịch bệnh rất dễ lây lan và khó kiểm soát. Thách thức lớn đã đặt ra cho các chiến sĩ khi vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế mà LHQ giao phó, đồng thời phải phòng, chống dịch cho bản thân và cộng đồng.

Trong khi đó, cả Trung Phi và Nam Sudan đều có hệ thống trang bị y tế yếu kém, chi phí hạn hẹp, ít bệnh viện nên việc xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch rất hạn chế.

Ở Đông Phi, châu chấu đói đã tàn phá đồng cỏ và các vùng đất đai hoa màu trụi đến tận gốc. Trong khi đó, hàng triệu người ở đây sống dựa vào nông nghiệp và đất đai mùa vụ. Theo CNN, dự báo tồi tệ nhất trong năm 2020, ít nhất 40 triệu người ở các quốc gia bị châu chấu hoành hành đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Nam Sudan là một trong 5 nước châu Phi có tỷ lệ người mắc Covid-19 tăng nhanh nhất và là một trong những nước đứng đầu về mức độ nguy hiểm trong đại dịch Covid-19. Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tại Bentiu, Nam Sudan đã tiếp nhận, thu dung và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân.

Làm việc trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở, trang thiết bị. Số ca mắc Covid-19 ở Châu Phi hiện chưa ở mức cao, nhưng khu vực này lại có tỷ lệ mắc các bệnh khác như lao, HIV, sốt rét, tiêu chảy khá cao. Đây mới là nguyên nhân gây lo ngại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 5 người mắc Covid-19 thì có 1 người cần điều trị tại bệnh viện. có chưa đến 2.000 máy thở ở 41 nước châu Phi, trong khi tổng số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) ở các 43 nước trên lục địa này là chưa đến 5.000.

Như vậy có nghĩa là chỉ có 5 giường ICU cho mỗi 1 triệu dân trong khi con số này ở châu Âu là 4.000 giường/1 triệu dân. Ví dụ, Nam Sudan, chỉ có 4 chiếc máy thở và 24 giường ICU cho dân số 12 triệu người. Điều đó có nghĩa là ở quốc gia châu Phi này cứ 3 triệu người mới có 1 máy thở.

Bên cạnh đó, lụt lội nghiêm trọng cùng dịch Covid-19 đang tàn phá quốc gia Nam Sudan. Hơn 600 nghìn người phải đi sơ tán từ tháng 7 sau khi mưa lớn kéo dài, khiến nước sông Nile tràn bờ. Lũ lụt đã khiến nhiều gia đình hiện đang phải sống nhờ lá cây và hạt kê.

Hiện tại, Trung Phi và Nam Sudan không có đủ bộ kit để xét nghiệm cho những người nghi nhiễm. Đây là nỗi lo ngại đối với các chính quyền địa phương, lực lượng LHQ nói chung và lực lượng GGHB của Việt Nam tại đó nói riêng.

Dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu với cấp độ nguy hiểm cao, tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ở trong nước, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, quân đội ta đã góp phần quan trọng chung tay cùng hệ thống chính trị bước đầu đẩy lùi dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi Việt Nam là điểm sáng của thế giới về phòng, chống đại dịch. 

Ở châu Phi, các chiến sĩ mũ nồi xanh mặc áo blu trắng Việt Nam đang nỗ lực chung tay chống dịch. Để có thể lên đường sang Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan tham gia hoạt động GGHB, các cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ các BVDC2.2 đã phải trải qua hơn 1.000 ngày phấn đấu hết mình, vượt qua nhiều kỳ kiểm tra gắt gao của LHQ về nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ năng sinh tồn, cho tới kiến thức pháp luật…

Chung tay gánh vác sứ mệnh GGHB

Việc Việt Nam đưa Bệnh viện dã chiến cấp 2 đi Nam Sudan đã tạo ra một tiếng vang trong dư luận thế giới. Ấn tượng đầu tiên của phái bộ LHQ ở Nam Sudan là những người lính Việt Nam rất thân thiện. Triển khai một Bệnh viện dã chiến cấp 2 trong một doanh trại lớn của LHQ với nhân viên là những người đủ các quốc tịch khác nhau, đủ các loại bệnh khác nhau nhưng thái độ của các chiến sĩ quân y Việt Nam khiến mọi người rất hài lòng. 

Từ thái độ đón tiếp bệnh nhân, cho đến khi khám chữa bệnh hay khi quan hệ với các phái bộ khác đều được đánh giá rất cao. Có những nhân viên của LHQ khi điều trị khỏi bệnh đã nói rằng họ muốn được bệnh nữa để có dịp quay trở lại.

Khám chữa bệnh cho người dân ở châu Phi xa xôi.
 Khám chữa bệnh cho người dân ở châu Phi xa xôi.

Tại Nam Sudan, BVDC 2.2 của Việt Nam được Phái bộ GGHB LHQ tại đây giao nhiệm vụ kiểm soát và sàng lọc y tế ở sân bay Rubkona, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng. Công việc chủ yếu là kiểm tra yếu tố dịch tễ, đo thân nhiệt khách đi từ Rubkona. 

Tuy số lượng hành khách qua lại sân bay không đông, do phái bộ đã hạn chế các chuyến bay từ Bentiu lên thủ đô Juba và ngược lại, trừ chở hàng, chở quan chức của LHQ hoặc cấp cứu y tế, nhưng nhiệm vụ kiểm soát và sàng lọc y tế tại đây cũng không đơn giản. Một phần do điều kiện trang thiết bị y tế hạn chế, ngoài ra, việc mang đồ bảo hộ kín mít làm việc trong điều kiện nóng bức cũng là một thử thách không nhỏ. 

Theo tiêu chuẩn của LHQ, BVDC 2.2 có thể thu dung, điều trị 5 bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid-19. Bác sĩ Võ Văn Hiển, Giám đốc bệnh viện cho biết, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với đại dịch, BVDC 2.2 đã bố trí một đội cấp cứu cơ động sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất và làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của phái bộ, giống như đội cấp cứu ngoại viện. Đội luôn sẵn sàng lên đường khi có bệnh nhân cần cấp cứu hoặc có nhiệm vụ đột xuất.

Từ Việt Nam, trang thiết bị, thuốc men và dụng cụ, vật tư y tế được huy động để cung cấp cho các chiến sĩ ở 2 phái bộ, dù việc viện vận chuyển bằng máy bay sang châu Phi rất khó khăn.

Tháng 5/2020, một bệnh nhân nam 30 tuổi, là nhân viên của LHQ được đưa đến BVDC 2.2 của Việt Nam ở Nam Sudan trong tình trạng sốt cao, ho và mệt mỏi. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt rét và nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 nên đã lấy bệnh phẩm để gửi lên thủ đô Juba để xét nghiệm.

Tuy nhiên, việc vận chuyển bệnh phẩm đi xét nghiệm gặp khó khăn nên sau 2 tuần vẫn chưa có kết quả hồi âm. Do đó, các y, bác sĩ của BVDC 2.2 đành phải điều trị cho bệnh nhân dựa vào kinh nghiệm và áp dụng các nguyên tắc bảo hộ như đối với bệnh nhân Covid-19.

Trước đó, trong 1 năm hoạt động, BVDC2.1 đã tiếp nhận khám, điều trị cho trên 1.800 bệnh nhân; xử lý thành công nhiều ca cấp cứu y tế phức tạp, yêu cầu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Với các thành tích này, BVDC2.1 được LHQ đánh giá cao, 2 lần có thư gửi tới Chính phủ Việt Nam để cảm ơn, khen ngợi.

Hai bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam là những đơn vị có tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do LHQ đưa ra, được LHQ biểu dương. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.