Sức sống mới trên đảo ngọc Phú Quý

Toàn cảnh bến cảng đảo Phú Quý - Bình Thuận.
Toàn cảnh bến cảng đảo Phú Quý - Bình Thuận.
(PLO) - Gọi Phú Quý là hòn đảo ngọc bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp hoang sơ, huyền bí, là điểm đến hấp dẫn tuyệt vời của du khách. 

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ Tổ quốc
Huyện đảo gồm 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải với gần 27 ngàn dân sinh sống chủ yếu là nghề khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Nhìn lại trong những năm đầu mới giải phóng, nền kinh tế của huyện đảo Phú Quý với khoảng gần 19 ngàn dân sinh sống hết sức nghèo nàn, lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp, điều kiện phương tiện để ra vào đất liền bằng tàu gỗ và phụ thuộc vào thời tiết biển… 
Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể lúc này còn non trẻ, thiếu và yếu, hệ thống kết cấu hạ tầng dân sinh, kinh tế - xã hội hầu như chưa có gì, nền văn hóa, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác còn rất nhiều hạn chế, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn… Từ sự hình thành của Đảng bộ huyện Phú Quý tháng 6/1978 gồm 11 chi bộ với 60 đảng viên, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng mới là xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ Tổ quốc của một huyện đảo. 
Trải qua hơn ba thập niên, công tác xây dựng, phát triển Đảng luôn được Đảng bộ huyện chú trọng, đã có nhiều chuyển biến tích cực và các cơ sở đảng không ngừng được củng cố. Từ 60 đảng viên ban đầu, đến nay Đảng bộ huyện Phú Quý đã có gần 1.000 Đảng viên. 
Ngoài công tác xây dựng Đảng, các cơ sở đảng còn tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự đồng thuận của người dân, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, huyện Phú Quý đã từng bước đạt được nhiều thành tựu quan trọng.  
Kinh tế biển vẫn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá của huyện và được tập trung đầu tư phát triển nhanh, bền vững cả về năng lực khai thác, sản lượng đánh bắt, sản xuất, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Năng lực tàu, thuyền ở huyện đảo Phú Quý tính đến nay đã có 1.187 chiếc/89.328CV/6.071 lao động, sản lượng khai thác hải sản tươi sống các loại bình quân hàng năm đạt trên 26.000 tấn. 
Trong đó, nổi bật là nền kinh tế của huyện dần được đi vào ổn định và không ngừng phát triển theo hướng bền vững, riêng trong lĩnh vực khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản bình quân đạt trên 24.000 tấn/năm, nhiều mặt hàng hải sản, thủy sản của huyện Phú Quý cũng đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình trọng điểm, nhất là công trình điện gió và diesel phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng với tổng giá trị hàng ngàn tỷ đồng. 
Đối với các công tác xã hội như:  xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, đối tượng xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, hoạt động bảo trợ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội và công tác hậu phương quân đội gắn với các phong trào thi đua yêu nước… luôn được các cấp, ngành địa phương quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ. 
Đặc biệt những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân huyện đảo Phú Quý đã vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và sẽ sớm trở thành huyện khá của tỉnh Bình Thuận. Phong trào xây dựng nông thôn mới được cán bộ và nhân dân trong huyện quan tâm thực hiện, 3 xã đảo trên địa bàn huyện chủ yếu phấn đấu để hoàn thành các tiêu chí trước thời hạn, trong đó xã Tam Thanh đã được tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014.
Người dân xã Long Hải – Phú Quýnuôi cá lồng bè xuất khẩu.
Người dân xã Long Hải – Phú Quýnuôi cá lồng bè xuất khẩu.  
Điểm du lịch hấp dẫn
Hòn đảo ngọc xinh đẹp này có 3 xã đảo, bao quanh còn có nhiều hòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp. Phú Quý là đảo tiền tiêu trên biển Đông của Bình Thuận và là trạm trung gian cận quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc thân yêu. 
Tương truyền, ngày xưa có một chiếc ghe ngư dân từ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đánh cá trên biển, không may gặp luồng cá chuồn bơi ngược. Thế là hàng vạn, hàng triệu con cá lao lên sàn làm chìm ghe. Những ngư dân trôi dạt vào bờ rồi từ đó định cư thành các xã Long Hải, Tam Thanh. Riêng xã Ngũ Phụng có truyền thuyết liên quan đến Công chúa Chế Bàn Tranh của Chiêm Thành bị đày ra đây, ngày nay còn nhiều di tích tại Ngũ Phụng.
Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Cuộc sống kinh tế, văn hóa xứ Hòn trước kia còn khó khăn, lạc hậu, nhưng bù lại thiên nhiên tuyệt đẹp, con người chất phác, ân tình.
Đến Phú Quý hôm nay, du khách thực sự ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” của đảo ngọc. Được biết từ năm 2000 trở lại đây, huyện được tăng cường nhiều cán bộ, giáo viên từ đất liền ra đảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng lên rõ rệt. Có thể nói, hiện trên đảo các điều kiện vật chất, văn hóa cũng được đầu tư, phát triển như ở đất liền. Trường học, bệnh viện, nhà trẻ được xây dựng khang trang, đầu tư trang thiết bị hiện đại không kém gì đất liền, khu chợ sầm uất với cửa hiệu cho thuê đồ cưới, chụp hình nghệ thuật, cửa hàng điện thoại di động sang trọng…
Với sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân huyện Phú Quý, chỉ tính từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm rõ rệt, các chính sách xã hội đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước được huyện thực hiện chu đáo, kịp thời. 
Được biết, nhờ sự “thay da đổi thịt” không ngừng phát triển, hiện nay trung tâm huyện lỵ Phú Quý đã đạt chuẩn là đô thị loại V và dự kiến đến năm 2016, huyện Phú Quý sẽ điều chỉnh ranh giới để thành lập thêm một thị trấn Phú Quý và 3 xã đảo. Sau khi thành lập thị trấn Phú Quý, huyện đảo này sẽ phát triển nhanh thành một khu đô thị du lịch biển đảo của tỉnh Bình Thuận./.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.