Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 5: Người mẹ bỏ quê đi rửa chén thuê chỉ để gần Trại giam Thủ Đức

Thượng tá Vũ Quốc Cường - Trưởng Phân trại số 2, Trại giam Phú Sơn 4.
Thượng tá Vũ Quốc Cường - Trưởng Phân trại số 2, Trại giam Phú Sơn 4.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Yếu tố gia đình chính là một trong những thứ “vũ khí” phá tan rào cản ngăn cách cán bộ trại giam với phạm nhân, dẫn họ trở về với bản tính lương thiện một cách nhanh nhất”, Thượng tá Vũ Quốc Cường, Trưởng Phân trại số 2, Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) rút ra kinh nghiệm từ câu chuyện người mẹ bỏ quê Bắc Ninh vào tận Bình Thuận rửa chén thuê gần trại giam chỉ để được gần con đang cải tạo.

Bài học từ câu chuyện bà mẹ thương con

Năm 1993, chàng trai gốc Nam Định xung phong vào Nam nhận nhiệm vụ làm cảnh sát bảo vệ tại Trại giam Thủ Đức (xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), nơi có lúc được coi là nhà giam có số lượng phạm nhân lớn nhất cả nước.

Ngày đầu tiên đến nhận công tác đúng mùa mưa. Sau những ngày dài đi đường, khi đến trại trời đã vào đêm, không cảm nhận được nhiều. Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, đập vào mắt là những dãy núi bao quanh, rừng cây rậm rạp, đầy muỗi và côn trùng. Trại nằm sát chân núi nhưng nguồn nước lại thiếu, mùa mưa nước đục ngầu bùn đất, mùa nắng trơ sỏi đá.

Thời tiết ở đây khi đó một năm 7 tháng nắng, 5 tháng mưa. Mùa nắng thì như bốc hỏa, mùa mưa như trút nước. Thời tiết khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, trong trại thì đủ các thành phần phạm nhân, có người lầm lỗi chỉ vì thiếu hiểu biết trong một phút nông nổi bốc đồng; có người lọc lõi với nhiều chiêu trò, méo mó nhân cách.

Hàng ngày, công việc chính của chàng cảnh sát trẻ là bảo vệ mục tiêu, dẫn giải, trông coi, giám sát phạm nhân lao động. Trong khoảng thời gian đó, câu chuyện về một phạm nhân quê Bắc Ninh mắc bệnh lao phổi, vào tù khi còn rất trẻ do trộm cắp, là bài học đáng nhớ đầu tiên mà anh học được trong nghề quản giáo.

Năm 1990, người này bỏ quê Bắc Ninh vào Đồng Tháp, sau đó bị bắt vì trộm cắp. Vào tù, phạm nhân này cứng đầu, chống đối, trốn trại, bị bắt lại và được đưa tới Trại Thủ Đức để chấp hành án trong tình trạng mắc bệnh lao phổi. Phạm nhân này không rõ lai lịch, gốc gác, tra hỏi thông tin gia đình thế nào cũng nhất quyết không chịu nói. Mãi sau này, một bác sỹ tên là Cấu phụ trách y tế ở Trại Thủ Đức động viên, chăm sóc, dần dần phạm nhân mới tiết lộ quê quán, cán bộ trại giam mới liên lạc được với gia đình.

Sau khi nhận được tin báo, mẹ của phạm nhân này đã vượt hàng nghìn km đường sá xa xôi từ Bắc Ninh vào Trại giam Thủ Đức. Đường sá ngày ấy đi lại khó khăn, vất vả, đất nước vừa qua thời bao cấp, ai cũng thiếu thốn, khó khăn. “Lạ nước lạ cái”, khác biệt văn hóa vùng miền, tiền bạc mang theo đã hết, nhưng người mẹ ấy nhất quyết không về quê, mà ở lại rửa bát thuê ngoài khu chợ; vừa để được gần nơi con đang cải tạo, vừa để trang trải sinh hoạt và cứ đợi có dịp được phép là vào thăm nuôi con. “Sau này cảm động trước câu chuyện, Giám thị Trại giam Thủ Đức khi ấy là bác Nhu đã cho bà mẹ này vào làm nhân viên vệ sinh trong khu trạm xá của Trại”, Thượng tá Cường kể lại.

Từ tấm chân tình của Giám thị Trại giam dành cho mẹ và bản thân mình, cũng như thấu hiểu được tấm lòng người mẹ, phạm nhân nêu trên đã thay đổi thái độ, không còn chống đối, cố gắng cải tạo tốt và ngày anh ta cùng với mẹ về quê đã rất gần, rất nhanh.

“Từ câu chuyện đó, tôi nhận ra, yếu tố gia đình chính là một trong những thứ “vũ khí” phá tan rào cản ngăn cách cán bộ trại giam với phạm nhân, dẫn họ trở về với bản tính lương thiện một cách nhanh nhất. Việc giáo dục, cảm hóa phạm nhân ngoài bằng pháp luật; thì bằng sự chia sẻ, động viên, bằng cái tâm, cái tình cũng là điều rất quan trọng”, Thượng tá Cường nói.

Thượng tá Cường tự đúc kết ra nguyên tắc khi cảm hóa phạm nhân, là: Biết mặt, biết tên, biết hoàn cảnh gia đình, biết lai lịch và hành vi dẫn đến phạm tội. “Nguyên tắc này sẽ giúp cho việc giáo dục, cải tạo có tác dụng và phù hợp với từng phạm nhân”, Thượng tá Cường nói.

Nguyên tắc “giải quyết mâu thuẫn công khai, triệt để”

Các phạm nhân nữ xếp hàng sau buổi lao động tại Phân trại số 2.

Các phạm nhân nữ xếp hàng sau buổi lao động tại Phân trại số 2.

Năm 1997, anh Cường được chuyển công tác về Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), phụ trách công tác giáo dục phạm nhân. Trải qua hơn 30 năm trong nghề, 27 năm “cắm chốt” Phú Sơn 4, Thượng tá Cường đã làm công tác giáo dục cho hàng nghìn phạm nhân. Hiện anh là Trưởng Phân trại 2, nơi quản lý 1.200 nữ phạm nhân của Trại Phú Sơn 4.

Chia sẻ về phương pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ, Thượng tá Cường cho rằng, tội phạm nữ phức tạp như nam; có người vì một phút nông nổi mà trở thành tội phạm; cũng có thể là tay “anh chị”, hút chích, mang bệnh xã hội, mang án giết người, sống bất cần đời, xem thường tất cả.

Phức tạp hơn ở chỗ, phạm nhân nữ có đặc tính, tâm tư, tình cảm phức tạp; chịu nhiều thiệt thòi hơn so với phạm nhân nam. Tỷ lệ phạm nhân nữ được chồng quan tâm rất ít. Số liệu cụ thể, vào một số dịp phạm nhân được phép gặp vợ/chồng ngoài xã hội vào thăm trong “buồng hạnh phúc”, thì có lúc chỉ có 30 phạm nhân nữ/1.200 phạm nhân. Tỷ lệ phạm nhân nữ phải ly hôn khi vào trại cũng cao hơn phạm nhân nam, ảnh hưởng rất lớn tâm lý.

Với những phạm nhân nữ “cứng đầu”, cán bộ càng cần phải lưu tâm, quan sát, tìm hiểu để có phương pháp giáo dục phù hợp. Như nữ phạm nhân SN 1969, quê Thái Nguyên, năm 2019 nhập trại với bản án 16 năm tù vì mua bán trái phép chất ma túy.

Phạm nhân này trước khi vào trại đã có một số tiền sự và từng phải chấp hành án, sống bất cần, luôn cho mình là đúng, cán bộ giải thích gì cũng không nghe. Bốn năm đầu khi vào trại, phạm nhân luôn tỏ thái độ, chống đối, liên tục vi phạm nội quy. Thượng tá Cường đã gặp gỡ, nhận ra phạm nhân này luôn muốn buông xuôi tất cả do uất hận, buồn tủi về gia đình. Kể từ khi vào trại, phạm nhân chưa một lần được người thân đến thăm, động viên. Hiểu được hoàn cảnh tâm lý, trại quan tâm, động viên nhiều hơn. Mỗi dịp lễ, Tết cũng ưu tiên một phần quà cho người này; động viên tham gia các hoạt động văn hóa do Trại phát động. “Hai năm gần đây, phạm nhân đã thay đổi thái độ, luôn tích cực tham gia xây dựng ý kiến, tham gia các hoạt động phong trào, bóng chuyền… tại Trại, có ý thức cải tạo rất tốt”, Thượng tá Cường cho hay.

Theo Thượng tá Cường, tâm, sinh lý phạm nhân nữ có thể thay đổi theo từng giờ, từng phút. Họ để ý và nhớ rất lâu, có khi chỉ vì một câu nói, sức khỏe không tốt, tâm trạng không ổn định, nhận được thông tin gì từ gia đình... là chỉ cần ai động vào là có thể xảy ra xô xát. Cán bộ cần phải kiên nhẫn tìm hiểu, lắng nghe xem đó là mâu thuẫn gì, bột phát hay mâu thuẫn sâu xa. Muốn hiểu rõ thì cán bộ phải xuống đối thoại trực tiếp với phạm nhân, tháo gỡ những khúc mắc, những vấn đề phạm nhân chưa được thông tư tưởng. Rồi dùng các biện pháp giáo dục phù hợp và phải giải quyết công khai, triệt để để phạm nhân yên tâm, tích cực cải tạo, lao động.

Tại Phân trại số 2 còn có một nhà trẻ dành cho con các phạm nhân nữ đang chịu án phạt tại đây. Nhà trẻ hiện có 27 cháu của 26 phạm nhân, có 2 cháu sinh đôi. Với những phạm nhân có con nhỏ, việc giáo dục cũng không hề dễ dàng. Có những phạm nhân nhận ra được sai lầm, để vì con mà cải tạo tốt. Nhưng cũng có phạm nhân lợi dụng vào vấn đề này để có những “yêu sách”. Trường hợp này, đòi hỏi cán bộ vừa phải kiên quyết cứng rắn, vừa phải linh hoạt, mềm dẻo. Ví dụ, theo quy định trong phòng giam không được có nước nóng. Nhưng bởi các cháu bé cần có sữa uống, hay mùa đông lạnh giá các cháu không thể tắm nước lạnh, nên vẫn phải bảo đảm có nước nóng cho các cháu.

30 năm trong nghề, hỏi anh mong muốn điều gì nhất, Thượng tá Cường cho hay anh và các đồng nghiệp chỉ mong muốn những người lầm lỡ cải tạo tốt, sớm trở về với nẻo thiện và nếu có quay lại thì chỉ với tư cách khách thăm.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.