Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 4: Bản lĩnh người quản lý nhóm phạm nhân mang án chung thân

Thiếu tá Cấn Văn Quang - Quản giáo Đội 31, Phân trại 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an). (Ảnh: Ngọc Nga).
Thiếu tá Cấn Văn Quang - Quản giáo Đội 31, Phân trại 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an). (Ảnh: Ngọc Nga).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đội 31 thuộc Phân trại 1 Trại giam Yên Hạ (C10, Bộ Công an) tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; mà Thiếu tá Cấn Văn Quang đang quản lý, là một tập thể đặc biệt. Đội 31 gồm 35 phạm nhân, với 90% phạm nhân đang thụ án chung thân, một số người từng 2 - 3 lần phải chấp hành án tù; từng phạm các tội ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… Phạm nhân đặc biệt, nên người quản lý các phạm nhân này bản lĩnh cũng phải đặc biệt.

Chuyên trị những “ca khó”

Dáng người nhỏ nhắn với nước da nhuốm màu nắng gió, Thiếu tá Quang cho hay sinh ra trong gia đình có 3 anh em trai tại huyện Quốc Oai (Hà Nội). Bố của anh từng công tác trong Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành Công an, nên ngay từ khi còn đi học, cậu bé đã ước mơ sau này được đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân (CAND).

Bản lĩnh không từ bỏ những khát vọng tốt đẹp chính đáng đã thể hiện rõ từ thời đi học. Tốt nghiệp cấp 3 năm 1997, anh đăng ký dự tuyển thi khối A vào Trường ĐH Cảnh sát nhưng “học tài, thi phận”, kỳ thi này anh không trúng tuyển. Không từ bỏ, một năm sau anh tiếp tục thi vào Trường Cao đẳng Phòng cháy, chữa cháy, vẫn thiếu mất 1 điểm. Thời điểm này, anh đủ điểm đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Nhưng ước mơ trở thành chiến sỹ CAND vẫn cháy bỏng, thôi thúc anh không được nản chí.

Năm 1999, anh đăng ký tham gia nghĩa vụ công an và được xét tuyển đi V26 đào tạo tại Trại giam Phú Sơn 4 (tỉnh Thái Nguyên) trong 4 tháng, rồi được điều về Trại giam Yên Hạ công tác. Lúc mới về trại, anh được giao làm cảnh sát vũ trang, bảo vệ mục tiêu, dẫn giải phạm nhân đi làm, bảo vệ phạm nhân ở cơ sở bệnh viện…

Năm 2004, anh Quang được cử đi học Trung cấp Cảnh sát nhân dân, tháng 10/2006 hoàn thành chương trình, nhận bằng tốt nghiệp với quân hàm Thiếu úy, được giao nhiệm vụ làm quản giáo.

Thiếu tá Quang chia sẻ, ở Trại Yên Hạ, phạm nhân đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, khiến công việc quản giáo gặp nhiều khó khăn, vì vậy tinh thần học hỏi càng phải cao. Kinh qua những tháng ngày gian khó, khẳng định được mình, Thiếu tá được đơn vị tin tưởng, thường giao cho phụ trách đội “cộm cán” nhất trại giam.

Thiếu tá Cấn Văn Quang trò chuyện với tác giả bài viết tại Trại giam Yên Hạ (Ảnh: Tố Vân)

Thiếu tá Cấn Văn Quang trò chuyện với tác giả bài viết tại Trại giam Yên Hạ (Ảnh: Tố Vân)

Đội 31 thuộc Phân trại 1 mà Thiếu tá Quang đang quản lý gồm 35 phạm nhân, với 90% phạm nhân đang thụ án chung thân, một số người từng 2 - 3 lần phải chấp hành án tù; từng phạm các tội ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… Một số trong đó từng lĩnh án tử hình và được giảm xuống chung thân, nghĩa là từ cái chết trở về sự sống. Có khoảng 80% phạm nhân trong đội từng có trình độ nhận thức kém, bột phát tư tưởng.

Ngoài việc giáo dục, còn nhiệm vụ làm sao phải để phạm nhân chấp hành lao động cải tạo hiệu quả. Thiếu tá Quang vừa phải áp dụng quy định pháp luật, vừa luôn nắm rõ diễn biến tâm lý, tư tưởng phạm nhân; động viên, hỏi thăm về gia đình, sức khỏe, bệnh tật để phạm nhân cảm nhận, tin tưởng được tình cảm, sự quan tâm và phương pháp giáo dục của người cán bộ, từ đó dần thay đổi, chuyển biến về nhận thức.

Thiếu tá Quang tâm sự: “Mình là người cán bộ gần phạm nhân nhất, cũng là người xếp loại cải tạo và mang lại quyền lợi trực tiếp cho phạm nhân. Vì vậy, phải sắp xếp công việc phù hợp sức khỏe, trình độ, năng lực phạm nhân. Khi được tin tưởng thì mình nói phạm nhân sẽ nghe và chấp hành, dần dần xóa được mặc cảm, nhận thức và chuyển đổi theo hướng tích cực”.

Lần nổ súng đáng nhớ

Trong quá trình quản lý, giáo dục hàng ngàn lượt phạm nhân, nhiều “ca khó” khiến Thiếu tá Quang phải suy nghĩ tìm ra phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp, hiệu quả. Như phạm nhân Trần Vy (SN 1980, tên những người từng chấp hành án đã được thay đổi - NV), từng là trường hợp “cộm cán”, phải chuyển trại từ Hà Nam lên Yên Hạ năm 2018, chấp hành án 15 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Cướp tài sản”.

Khi chuyển lên Trại Yên Hạ, Vy bất cần, coi thường cán bộ và các phạm nhân khác, hay cãi nhau, đánh nhau với phạm nhân trong đội. Trong một lần lao động trong khu sản xuất, Vy mâu thuẫn với đội trưởng, hai người xông vào định hỗn chiến. Vừa kịp nghe tin, Thiếu tá Quang có mặt kịp thời, rút súng bắn chỉ thiên. Nghe tiếng súng nổ, Vy giật mình dừng lại, thẫn thờ: “Cán bộ bắn thế này thì con đường cải tạo của tôi mất hết rồi”.

Câu nói của phạm nhân khiến Thiếu tá Quang phải suy nghĩ. Anh dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về hồ sơ, hoàn cảnh, biết Vy mồ côi cả cha lẫn mẹ, chưa có vợ con, nên ít có mục tiêu để phấn đấu, để cải tạo, trở về. Thiếu tá Quang tăng cường giáo dục, động viên, có lúc gọi Vy ra ngoài phòng làm việc, khi ấy không còn ranh giới của cán bộ quản giáo và phạm nhân, tâm sự, phân tích đúng, sai để Vy lắng nghe, từ đó nhìn nhận lại và chấp hành cải tạo tốt.

“Sau vài lần như thế, khi đã nhận thức được, phạm nhân này cải tạo và lao động rất tốt. Năm 2021, anh này được giảm án trở về xã hội, vẫn thường xuyên gọi điện cho tôi chuyện trò. Tôi rất vui, cảm thấy công sức của mình bỏ ra để cảm hóa phạm nhân đã không uổng phí”, Thiếu tá Quang kể.

Phân trại số 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an) nơi Thiếu tá Cấn Văn Quang công tác và quản lý đội phạm nhân "cộm cán" nhất Trại giam Yên Hạ.

Phân trại số 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an) nơi Thiếu tá Cấn Văn Quang công tác và quản lý đội phạm nhân "cộm cán" nhất Trại giam Yên Hạ.

Một số “ca khó” khác, là những trường hợp sự nhận thức kém, mà lòng tự ái lại rất cao. Như trường hợp Gia Kim (SN 1984, người dân tộc Mông) chấp hành bản án 18 năm về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Phạm nhân này có vợ và 6 con, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Khi chấp hành án tại Trại Yên Hạ, khoảng 1 - 2 năm vợ con Kim mới lên thăm 1 lần. Vợ Kim cũng là người Mông, không biết tiếng Kinh, thường ngày lên nương làm rẫy nuôi đám con nheo nhóc.

Thời gian đầu, Kim cải tạo và lao động rất tốt. Tuy nhiên, khoảng 1 - 2 năm không thấy vợ con lên thăm, Kim đâm ra chán nản, bột phát, bỏ sinh hoạt thường ngày, không chịu lao động, nhiều lần tuyên bố “muốn tìm tới cái chết” vì “tôi giờ chẳng còn gì, chẳng ai quan tâm thăm nuôi”.

Nắm được diễn biến tư tưởng của phạm nhân, Thiếu tá Quang đã gặp gỡ, áp dụng phương pháp “nói dần dần, giải thích từ từ” để cảm hóa. “Hôm nay nói một ít về gia đình, ngày mai lại nói một ít về công việc, ngày sau nữa lại nói một ít về chế độ và quyền lợi của họ. Dần dần họ cũng hiểu được. Mình phải phân tích từ từ vì người Mông không như người Kinh hay người Thái, mình nói nhiều quá họ không nghe đâu. Khi họ hiểu ra họ làm tốt lắm”, Thiếu tá Quang kể.

Sau này, khi được trở về với gia đình và xã hội, Kim thường viết thư gửi Thiếu tá Quang, cuối thư luôn có lời cảm ơn chân thành, “nhờ sự động viên, giáo dục của cán bộ Quang mà tôi đã nỗ lực cải tạo, được trở về với gia đình và xã hội”.

(Còn tiếp)

Thiếu tá Quang tâm sự, Trại giam Yên Hạ chính là ngôi nhà lớn của anh, là nơi nảy mầm tình yêu, cho anh xây dựng hạnh phúc riêng của mình. Vợ anh là Thượng úy Hà Thị Oanh (SN 1985, người dân tộc Thái, quê huyện Phù Yên) hiện đang công tác ở Đội cơ động cũng thuộc Trại giam Yên Hạ. Anh chị cưới nhau năm 2007, đến nay đã có với nhau 2 cháu, cả trai và gái.

Thời gian đầu mới kết hôn, sinh con, gia đình anh được lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện sinh sống trong khu sản xuất dành cho cán bộ quản giáo. Các con anh từ nhỏ đã sinh hoạt và chơi cùng trẻ em con của đồng bào trong bản. Do tính chất công việc và điều kiện giao thông nên mỗi năm gia đình anh cũng chỉ về quê thăm bố mẹ được vài lần.

Xa Hà Nội, xa cha mẹ đến nay đã được 25 năm để lên Sơn La làm nhiệm vụ và lập gia đình, nhưng khi được hỏi nếu được chọn lại nghề anh có chọn nghề quản giáo trại giam không, Thiếu tá Quang khẳng định: “Tôi vẫn sẽ chọn làm nghề công an. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.