(PLVN) - Khà A Tú và Sồng A Đùa, hai chàng trai người Mông từng ôm mộng đổi đời, đã sa vào con đường buôn bán ma túy, gieo rắc "cái chết trắng" tự đẩy mình vào vòng lao lý. Giờ đây, giữa chốn ngục tù, trong những năm tháng cải tạo chỉ còn lại sự ân hận muộn màng cho một lựa chọn sai lầm đã đánh đổi bằng cả tương lai và gia đình.
(PLVN) - Bước sang tuổi xế chiều, khi tóc đã đổi màu, đôi mắt đã mờ dần, bước đi không còn vững, Lù Văn Phúc mới thấm thía về những cái giá phải trả đằng sau cánh cổng trại giam.
(PLVN) - Là sinh viên của các trường Đại học nổi tiếng như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Nam và Chung để có tiền ăn chơi đã lao vào con đường phạm tội để rồi khi ngồi trong phòng giam, cả hai đều rơi những giọt nước mắt muộn màng và hối hận cho những hành vi lỗi lầm của bản thân.
(PLVN) - Phải thực sự yêu nghề, yêu màu xanh quân phục và có một sự hy sinh vô cùng tận thì những nữ quản giáo tại Trại giam Phú Sơn 4 mới đủ sức mạnh cảm hóa những phạm nhân lầm lỗi, giúp họ hoàn lương trở về với gia đình, hòa nhập với cộng đồng.
(PLVN) - Khi mới bước chân vào trại giam, gần như phạm nhân nào cũng chán nản, đổ vỡ tâm lý. Nhưng sau thời gian học tập, được sự hỗ trợ, động viên, khuyên nhủ cảm hóa của các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) quản lý trại giam, cuối cùng người nào cũng đều nhận ra mình chỉ có một con đường là cải tạo thật tốt, để những ngày trong tù sẽ chóng qua và ngày trở lại xã hội càng thật gần.
(PLVN) - Phải qua một quá trình trò chuyện, tâm tình với các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) công tác tại các trại giam, mới có thể vỡ lẽ ra một thực tế là tất cả những CBCS để theo nghề, đều ít nhiều phải chấp nhận những sự hy sinh. Phạm nhân tôn trọng các CBCS không chỉ vì chính sách, pháp luật, sức mạnh cảm hóa, phương pháp giáo dục; mà còn vì thấu hiểu, đồng cảm những hy sinh mà các CBCS chấp nhận hàng ngày.
(PLVN) - Trung tá Bùi Hữu Thuật (cán bộ quản giáo Trại giam Yên Hạ (Sơn La) quan niệm công việc của người quản giáo không chỉ đơn thuần là trông giữ phạm nhân, giúp họ trả hết án; mà còn cần có trách nhiệm giáo dục, cảm hóa làm thức tỉnh lương tâm trong mỗi phạm nhân. Đặc biệt với những đối tượng phạm nhân là người cao tuổi, sức khỏe kém, càng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và sự sẻ chia... của người quản giáo.
(PLVN) - Trại giam Phú Sơn 4, nơi đang giam giữ khoảng 6.000 phạm nhân với rất nhiều tội danh và mức án khác nhau, có một lớp học rất đặc biệt. “Học sinh” có người đã bạc đầu, hoàn cảnh số phận khác nhau, nay mới có cơ hội tập đánh vần ê a rồi sau đó vui mừng khi viết xong một bức thư gửi về gia đình...
(PLVN) - “Yếu tố gia đình chính là một trong những thứ “vũ khí” phá tan rào cản ngăn cách cán bộ trại giam với phạm nhân, dẫn họ trở về với bản tính lương thiện một cách nhanh nhất”, Thượng tá Vũ Quốc Cường, Trưởng Phân trại số 2, Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) rút ra kinh nghiệm từ câu chuyện người mẹ bỏ quê Bắc Ninh vào tận Bình Thuận rửa chén thuê gần trại giam chỉ để được gần con đang cải tạo.
(PLVN) - Đội 31 thuộc Phân trại 1 Trại giam Yên Hạ (C10, Bộ Công an) tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; mà Thiếu tá Cấn Văn Quang đang quản lý, là một tập thể đặc biệt. Đội 31 gồm 35 phạm nhân, với 90% phạm nhân đang thụ án chung thân, một số người từng 2 - 3 lần phải chấp hành án tù; từng phạm các tội ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… Phạm nhân đặc biệt, nên người quản lý các phạm nhân này bản lĩnh cũng phải đặc biệt.
(PLVN) - Để cảm hóa phạm nhân, không chỉ bằng chính sách nhân đạo nhân văn của Đảng và Nhà nước, không chỉ bằng xây dựng môi trường giáo dục của hệ thống trại tạm giam, mà còn bằng sự tận tình của từng quản giáo, cán bộ chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ quản lý phạm nhân.
(PLVN) - Từng được gọi là "trại giam khó khăn nhất phía Bắc", nhưng tâm huyết, mồ hôi, công sức của tập thể cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng các phạm nhân từng chấp hành án nơi đây đã đổ xuống, làm đất cằn ngời lên màu xanh hy vọng, để Trại giam Yên Hạ (Sơn La) bình an như ngày hôm nay.
(PLVN) - Lâu nay, một số người vẫn nghĩ thế giới phía sau cánh cổng trại giam chỉ là không gian u ám với áo sọc, kỷ luật nghiêm khắc, là cuộc sống “trừng phạt” với những người từng có hành vi tội lỗi. Sự thật là có rất nhiều câu chuyện về những cán bộ, chiến sĩ (CBCS) công an ngày đêm xây dựng môi trường trại giam khang trang, lành mạnh; giúp hành trình phục thiện của những người từng lầm lỗi bớt chông gai và không còn xa thăm thẳm; là những phạm nhân thực sự phục thiện, hướng thiện, nỗ lực để một ngày gần nhất trở lại hòa nhập xã hội...