Sửa quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 

Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hàng năm được xác định bằng tổng quy mô đào tạo chính quy xác định trên cơ sở năng lực của từng khối ngành, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 của Thông tư trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở giáo dục và cộng thêm số sinh viên dự kiến tốt nghiệp trong năm tuyển sinh.

Đối với các ngành đào tạo mới được mở trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành đó không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành theo quy định.

Các ngành đào tạo có chương trình đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó nhưng không vượt quá 120% chỉ tiêu đào tạo của ngành đó trong năm trước liền kề.

Chỉ tiêu phải được công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở giáo dục trong ba năm liền không vi phạm quy định về tuyển sinh, được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng đào tạo, nhu cầu xã hội và các quy định sau: Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục được xác định theo năng lực đào tạo. Ngành chưa có chương trình kiểm định không được tăng chỉ tiêu hoặc được tăng không quá 10% so với năm trước liền kề nếu kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ từ 90% trở lên.

Ngoài ra, theo dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2019 sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp, cộng 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). 

Như vậy, so năm 2018, năm nay tỷ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT tăng từ 50% lên 70%. Nhiều phụ huynh và giáo viên cho rằng, điều chỉnh này sẽ tăng thêm áp lực cho học sinh trong việc ôn thi.

Việc Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh cách tính điểm xét tốt nghiệp năm 2019 theo hướng sử dụng 70% điểm bài thi THPTQG (thay vì 50% như năm 2018) sẽ khiến việc ôn thi của thí sinh thêm vất vả và áp lực.

Đó là chưa kể, năm nay, phạm vi kiến thức đề thi sẽ có thêm khoảng 10% tỷ lệ kiến thức lớp 10 nên việc ôn càng vất vả với thí sinh. Và tỷ lệ này sẽ không công bằng với thí sinh chỉ lấy điểm tốt nghiệp. 

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?