Sự thật về “Sự kiện đảo Trân Bảo” và cuộc khủng hoảng quan hệ Trung – Xô năm 1969

Cuộc gặp lịch sử Kosygin - Chu Ân Lai ngày 11.9.1969
Cuộc gặp lịch sử Kosygin - Chu Ân Lai ngày 11.9.1969
(PLO) -Ngày 15 và 17/3, quân đội hai bên tiếp tục xung đột ác liệt. Phía Liên Xô sử dụng xe tăng, thiết giáp, máy bay và thứ “vũ khí bí mật” pháo phản lực 40 nòng BM-21; phía Trung Quốc sử dụng pháo chống tăng, DKZ, B40, B41 và pháo mặt đất đặt sâu trong nội địa. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau cố tình khiêu khích, nổ súng trước.

Ngày 15/3, Liên Xô cho một tổ trinh sát 6  người do 1 sĩ quan chỉ huy tiến hành quan sát khu vực phía Nam đảo. Đến khoảng 10h, tổ trinh sát báo cáo có lực lượng đối phương vượt qua mặt sông đóng băng vượt qua biên giới. Họ tính toán lực lượng Trung Quốc có khoảng 1 trung đoàn bộ binh, có pháo binh cơ giới, súng cối và 2 xe tăng yểm trợ. Lực lượng chủ lực Liên Xô được đưa tới, triển khai chiến đấu sau 30’. 

Cuộc chiến…giành giật

Theo lời Đại tá Nicolas Popov, người trực tiếp tham gia trận này kể lại, trận đánh diễn ra suốt 9 giờ, hai bên giành đi giật lại hòn đảo đến 8 lần. Khác với trận ngày 2/3 chỉ có lực lượng biên phòng tham gia, lần này quân đội Liên Xô sử dụng 1 trung đoàn bộ binh cơ giới với hỏa lực phối thuộc mạnh, cuối cùng họ đã đuổi được quân Trung Quốc khỏi hòn đảo và cho gài mìn dày đặc. 

Trong trận đánh ác liệt này, theo số liệu phía Trung Quốc công bố thì: Liên Xô chết hơn 60 người (có 1 Đại tá, 1 Trung tá), bị thương hơn 80, 14 xe quân sự bị phá hủy; phía Trung Quốc chết 12, bị thương 27. Đáng chú ý, 1 xe tăng T-62 được coi là hiện đại nhất của Liên Xô thời đó bị bắn hỏng nằm lại đảo.

Từ ngày 17/3 đến 1/4, hai bên đã diễn ra cuộc chiến ác liệt nhằm chiếm và giữ chiếc xe tăng này, thêm một số người bị chết. Cuối cùng, người Liên Xô đã dùng hỏa lực pháo binh bắn thủng lớp băng để chiếc T-62 chìm xuống lòng sông. 

Đến ngày 27/4, phía Trung Quốc nhân đêm tối cho thợ lặn hải quân bí mật xuống sông móc cáp, trục vớt thành công chiếc xe tăng kéo về Nhà máy đại tu xe tăng 6409 ở Phủ Thuận tiến hành sửa chữa rồi đưa về Thẩm Dương; đến tháng 6 thì đưa về Bắc Kinh trưng bày trong Bảo tàng quân sự Trung Quốc.

Xe tăng T-62 của Liên Xô được Trung Quốc kéo về trưng bày ở Bắc Kinh
Xe tăng T-62 của Liên Xô được Trung Quốc kéo về trưng bày ở Bắc Kinh

Từ nguyên mẫu chiếc xe tăng này, Trung Quốc đã mô phỏng chế tạo ra phiên bản xe tăng chủ lực của Trung Quốc. Trong cuộc chiến giành giật chiếc xe tăng này, Trung Quốc thương vong thêm mấy chục người bởi hỏa lực pháo binh của Liên Xô.

Kết thúc đợt xung đột, thực tế là một cuộc chiến tranh thực sự, hai bên đều sử dụng quân chính quy và vũ khí, khí tài hiện đại này, Trung Quốc nói họ đã bắn chết và bị thương 230 lính Liên Xô (Liên Xô công bố họ thương vong 152 người) phá hủy 19 xe tăng và thiết giáp; Trung Quốc thừa nhận họ thương vong 92 người.

Sau đó hai bên đều tập kết số lượng lớn quân đội ở gần bờ sông, phía Trung Quốc kiểm soát thực tế hòn đảo. Từ tháng 8/1969, Trung Quốc cho xây dựng công sự và thường xuyên cho 1 tổ chốt giữ. 

Bên bờ vực chiến tranh hạt nhân

Trong cuộc xung đột ngắn ngày ở đảo Trân Bảo lần này, quân đội Liên Xô đã chịu thiệt hại nặng nề nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Ban lãnh đạo Liên Xô rất kinh ngạc và phản ứng quyết liệt. Đầu tiên họ cướp thời gian đưa công hàm phản kháng; tiếp đó tổ chức họp báo; thứ ba là phát động các cuộc biểu tình thị uy; thứ tư, tố cáo với phương Tây; thứ năm, chuẩn bị áp dụng “hành động tập thể”; thứ sáu, tiến hành đe dọa hạt nhân; thứ bẩy, đưa ra ý tưởng về thể chế an ninh chung châu Á. 

Phía Trung Quốc cũng đưa ra các phản ứng khác thường: Thứ nhất, tổ chức biểu tình quy mô lớn; thứ hai, Mao Trạch Đông phát biểu tại Hội nghị gặp mặt các nhân vật lãnh đạo Cách mạng văn hóa; thứ ba, dấy lên cao trào chuẩn bị chiến tranh với Liên Xô trên phạm vi cả nước; thứ tư, không đếm xỉa đến yêu cầu đàm phán của phía Liên Xô.

Do Trung Quốc trong suốt thời gian dài không đáp lại yêu cầu đàm phán, nên Liên Xô phải áp dụng biện pháp tiếp theo. Một mặt Liên Xô tuyên truyền trên báo chí chuẩn bị tiến công hạt nhân các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc; mặt khác, họ ráo riết chuẩn bị tiến hành trả thù về quân sự. 

Ngày 13/8/1969, phía Liên Xô sử dụng hàng trăm quân được xe tăng, thiết giáp yểm trợ vượt biên sang phục kích lực lượng biên phòng Trung Quốc ở khu vực Tilekati, huyện Dục Dân, Tân Cương, diệt gọn đội tuần tra gồm 38 người. Phái chủ trương cứng rắn trong quân đội Liên Xô  chủ động bố trí các tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân ở khu vực Viễn Đông nhằm vào các mục tiêu quan trọng về quân sự và chính trị của Trung Quốc, đe dọa “đánh đòn hạt nhân để phẫu thuật ngoại khoa”.

Để tranh thủ Mỹ giữ lập trường trung lập, Liên Xô thông báo với  Mỹ ý đồ tiến công hạt nhân Trung Quốc. Xuất phát từ lợi ích toàn cầu của Mỹ và trước nguy cơ bùng phát nguy cơ chiến tranh hạt nhân, Mỹ tuyên bố không thể khoanh tay ngồi nhìn. Mỹ ban hành chỉ lệnh bằng loại mật mã đã bị Liên Xô phá giải: Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân Trung-Xô, Mỹ sẽ tiến công hạt nhân vào hơn 130 mục tiêu chiến lược của Liên Xô. Mỹ còn cố ý tiết lộ ý đồ chiến tranh hạt nhân của Liên Xô cho báo chí. 

Lãnh đạo Trung Quốc khi đó mới ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, vội coi chuẩn bị chiến tranh làm sự bố trí chiến lược mới. Các nhà lãnh đạo quan trọng của Trung Quốc đều được sơ tán, các hồ sơ tài liệu quan trọng được đưa về cất giấu ở vùng Tây Nam. Quân đội sơ tán 94 vạn quân, không quân sơ tán hơn 4000 máy bay, hải quân sơ tán hơn 6000 tàu chiến.

Hai nước ký Hiệp định bổ sung biên giới phía Đông Trung-Xô năm 2004
Hai nước ký Hiệp định bổ sung biên giới phía Đông Trung-Xô năm 2004

Hàng trăm triệu dân ở các thành phố bị cuốn vào trạng thái hành động chuẩn bị chiến tranh: các thành phố lớn khẩn cấp tổ chức các cuộc diễn tập phòng không; hầm ngầm trú ẩn, công sự được xây dựng khắp nơi; tất cả các trường đại học bị di chuyển ra ngoài thành phố hoặc đến các nơi an toàn; kinh tế quốc dân chuyển sang trạng thái thời chiến; nhiều nhà máy xí nghiệp chuyển sang sản xuất vũ khí, thiết bị quốc phòng; nhiều nhà máy phải sơ tán đến các vùng núi. Liên Xô bố trí hàng triệu quân sát biên giới Trung Quốc, đưa 20 vạn quân sang đồn trú ở Mông Cổ; hàng trăm máy bay ném bom có thể mang bom hạt nhân được triển khai tới khu vực Viễn Đông. Mấy năm đầu thập niên 1970, cả nước Trung Quốc sống trong không khí căng thẳng trước chiến tranh. 

Trong mấy cuộc chiến tranh với bên ngoài của Trung Quốc kể từ sau 1949, cuộc chiến Trung-Xô ở đảo Trân Bảo  tuy có quy mô nhỏ nhất, nhưng lại suýt đẩy cả thế giới đến bên bờ cuộc chiến tranh hạt nhân, ảnh hưởng và hậu quả vượt xa quy mô vụ việc đã xảy ra trước đó.

Việc hai nước Trung, Xô gươm tuốt khỏi vỏ, cung đã giương tên khiến Mao Trạch Đông cuối cùng ý thức được rằng Trung Quốc không thể cùng lúc đối đầu và gây chiến với cả hai cường quốc Mỹ, Xô được; ông nhanh chóng nắm lấy “cành ô-liu” mà Washington chìa ra. Quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu hòa dịu, có thể nói chuyến thăm Bắc Kinh của Nixon bắt đầu từ khói súng đảo Trân Bảo. Việc Trung -Mỹ tiếp cận nhau đã phá vỡ cục diện hai cực Mỹ -Xô thống trị thế giới.

Hòa giải, xuống thang

Ngày 11/9/1969, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Nikolayevich Kosygin sau khi tới Hà Nội tham dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về ghé qua Bắc Kinh, gặp gỡ Thủ tướng Chu Ân Lai và tiến hành cuộc hội đàm lịch sử ngay tại sân bay Bắc Kinh.

Hai bên đạt được hiệp nghị 4 điểm: Duy trì hiện trạng biên giới; ngăn ngừa xung đột vũ trang; lực lượng vũ trang hai bên ở sát biên giới rút về phía sau, tránh tiếp xúc…Sau đó tình hình hòa dịu dần. Năm 1990, vấn đề quy thuộc đảo Trân Bảo được giải quyết; năm 1991, Nga thừa nhận đảo Trân Bảo thuộc về Trung Quốc.

Nghĩa trang mai táng lính Trung Quốc chết trong trận đảo Trân Bảo
Nghĩa trang mai táng lính Trung Quốc chết trong trận đảo Trân Bảo

Năm 2004, Trung Quốc và Nga ký kết Hiệp định đảo Hắc Hạt Tử (Đảo Bolshoi Ussuriysky), tức “Hiệp ước bổ sung về đoạn phía Đông đường biên giới Trung-Nga”, Nga trả cho Trung Quốc  toàn bộ đảo Ngân Long, một phần đảo Hắc Hạt Tử và bãi Abaheitu trên sông Argun (Nội Mông) mà họ đang chiếm giữ cho Trung Quốc.

Tháng 4/2005, chính phủ Nga đã phê chuẩn Hiệp định này, 1 tháng trước đó Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc cũng đã phê chuẩn. Toàn bộ đường biên giới Trung-Nga dài 4.300km được xác định xong.

Tháng 10/2008, chính phủ hai nước đã tổ chức lễ khánh thành cột mốc phân định biên giới đoạn Đông giữa hai nước trên đảo Hắc Hạt Tử. Đến đây, vấn đề biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Nga đã được giải quyết…/.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.