Sự thật kinh hoàng khi cơ thể bị stress

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Stress là cảm giác mà tất cả chúng ta đều từng trải qua, chẳng hạn như trước một bài kiểm tra, một thách thức lớn hoặc khi ta làm việc quá sức. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng stress chỉ là một thuật ngữ để biểu thị cảm xúc nhưng thực tế, stress còn là những phản ứng vật lý ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.
Stress trong thời gian ngắn có thể đem lại những lợi ích nhất định nhưng nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên hay quá lâu, không chỉ não mà tất cả các cơ quan và tế bào khác trong cơ thể bạn đều bị ảnh hưởng. 
Tại sao khi căng thẳng tim bạn thường đập nhanh?
Khi bị căng thẳng trong thời gian dài, tuyến thượng thận sẽ tiết ra các loại hormone stress có tên Cortisol, Apinephrine (hay còn được biết đến với cái tên Adrenaline) và Noepinephrine. Khi các hormone này được bơm vào máu, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển tới tim. Adrenaline làm cho tim bạn đập nhanh hơn và tăng áp suất máu, gây nên tình trạng huyết áp cao. Trong khi đó, Cortisol cản trở các tế bào nội mô trong mạch máu, làm tích tụ cholestorol trong máu, dẫn tới nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Hai điều này làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc bị đột quỵ.
Tại sao bạn thường đau bụng khi hồi hộp?
Khi não cảm nhận được stress, hệ thần kinh tự chủ được kích hoạt. Qua hệ thống này, các dây thần kinh kết nối với nhau. Đại não chuyển tín hiệu stress tới hệ thần kinh tiêu hoá, khiến bạn cảm thấy cồn cào trong ruột. Não sẽ mất khả năng kiểm soát cơn đói, khiến bạn bỗng chốc cảm thấy thèm ăn. Dạ dày lúc này sẽ tiết ra nhiều acid hơn khiến cơ thể bạn nóng hơn. Điều này lý giải vì sao một số người thường hay đau bụng và toát mồ hôi mỗi khi hồi hộp.
Tại sao bạn thường đói khi stress 
Đối với hệ thần kinh tiêu hoá, stress còn gây ảnh hưởng tới các vi khuẩn đường ruột, làm suy giảm chức năng tiêu hoá và sức khoẻ cơ thể. Một tin buồn đối với những người đang lo lắng về cân nặng ngày càng “phì nhiêu” của mình, đó là stress còn có thể làm bạn tăng cân. Cortisol làm bạn cảm thấy thèm ăn, buộc bạn phải nạp thêm năng lượng vào cơ thể. Bạn sẽ tìm tới những đồ ăn nhiều tinh bột. 
Ngoài ra, lượng Cortisol lớn còn khiến cơ thể bạn tích trữ lượng calo dư thừa dưới dạng chất béo ở bụng. Béo bụng không chỉ đơn thuần làm bạn khó mặc quần hơn, mà còn trở thành một cơ quan sản xuất ra Cytokines - một loại hormone làm tăng nguy cơ mắc các bệnh kinh niên như tim mạch hay tiểu đường.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Stress lâu làm bạn chết sớm hơn
Bên cạnh não, tim mạch và hệ tiêu hoá, các hormone stress còn ảnh hưởng tới các tế bào kháng thể theo nhiều cách. Ban đầu, hormone stress giúp cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập và phục hồi các vết thương nhưng về lâu dài, stress làm giảm chức năng của tế bào kháng thể, làm cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn và lâu khỏi bệnh hơn. 
Mặt khác, stress làm vòng telemere của tế bào ngắn đi. Telemere là những trình tự lặp lại của ADN ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Nó cho phép các ADN được kết nối hoàn chỉnh với nhau qua mỗi đợt phân bào. Khi telemere quá ngắn, tế bào sẽ không thể tiếp tục phân bào được nữa và nó sẽ chết. 
Ngoài những thay đổi diễn ra âm thầm bên trong cơ thể, stress còn gây ra những biểu hiện dễ thấy như: mọc mụn, rụng tóc, rối loạn sinh lý, đau đầu, căng cơ, khó tập trung, mệt mỏi và dễ cáu.
Trong cuộc sống, bạn luôn phải đối mặt với những tình huống gây stress. Bạn không thể tránh stress nhưng quan trọng là bạn phản ứng lại với nó thế nào. Nếu bạn coi những tình huống đó là thách thức bạn có thể kiểm soát thay vì một khó khăn trong cuộc sống, bạn sẽ thu được lợi ích từ stress trong thời gian ngắn và giữ được sức khoẻ trong một thời gian dài. 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.