Sự kỳ diệu của khoa học: Thoát “án tử” nhờ ghép tế bào gốc

Sự kỳ diệu của khoa học: Thoát “án tử” nhờ ghép tế bào gốc
(PLO) - Ghép tế bào gốc hiện đang trở thành “một cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh về máu nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung. Nhờ phương pháp này mà nhiều bệnh nhân đã thoát “án tử”, trở về với cuộc sống bình thường, viết tiếp tương lai và những dự định còn dang dở.

Ơn người ghép tủy trọn đời không quên

Sự tiến bộ kỳ diệu của khoa học, cũng như sự tận tụy hết lòng của các y, bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đến nay đã cứu sống trên 200 bệnh nhân bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Cảm kích trước điều này, cô Trần Thị Liêm (62 tuổi, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) - người thoát “án tử” do bệnh đa u tủy xương nhờ ghép tế bào gốc năm 2012 đã làm tập thơ nói hộ tấm lòng của các bệnh nhân thể hiện “ơn người ghép tủy trọn đời không quên”.   

Hiện cô Liêm sinh sống khỏe mạnh, vui vầy bên con cháu, ăn uống sinh hoạt bình thường. Năm 2015, cô Liêm đã sáng tác một tập thơ mang tên: “Thơ viết ở Viện”. Tập thơ với “niềm yêu cháy mãi chẳng tàn” của cô đã lan tỏa niềm tin, nghị lực sống không chỉ cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà cả những người khỏe mạnh khác.

Trong tập thơ ấy, cô Liêm đã dành nhiều trang bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với các y, bác sĩ, đặc biệt là với những người đã thực hiện ghép tế bào gốc cho cô: “Tôi được trở lại chính mính/Nhờ ơn khoa ghép hồi sinh cuộc đời/Niềm vui được thấy mặt trời/Ơn người ghép tủy trọn đời không quên” (trích bài “Lời tri ân”).

Ngân hàng tế bào gốc: khoa học và nhân văn

Tại buổi lễ tổng kết 10 năm hoạt động ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương ngày 16/5 vừa qua, TS Bạch Quốc Khánh (Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) cho biết, hiện nay, Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép tế bào gốc, với quy trình ghép tế bào gốc ngày càng được hoàn thiện như phác đồ chuẩn của thế giới.

Kể từ tháng 11/2006, khi ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương được thực hiện thành công, đến nay Viện đã thực hiện 204 ca, gồm 111 trường hợp ghép tự thân và 93 trường hợp ghép đồng loại. Đặc biệt, ghép tế bào gốc đồng loại được coi là bước đột phá lớn trong lĩnh vực y học nước nhà và là 1 trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của Việt Nam năm 2012.

Đối với ghép tự thân và đồng loại, tỷ lệ bệnh nhân còn sống đến thời điểm 5/2016 tương ứng là 70% và 63.3%. Đáng chú ý, trong nhóm ghép đồng loại, các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh máu lành tính hiệu quả ghép đạt gần 90%.

Theo TS Khánh, Viện đang mở rộng đối tượng chỉ định được ghép tế bào gốc. Trước đây phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân 65 tuổi với ghép tế bào máu tự thân nay là 70 tuổi, với ghép tế bào gốc đồng loại, độ tuổi đã được nâng lên 55 tuổi.

Còn theo GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương), trong hành trình 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc, thành công của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chính là việc thành lập được ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.

Theo đó, từ tháng 9/2014 Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương thu thập máu dây rốn từ những người phụ sản tình nguyện hiến. Đến nay, Viện đã thu thập, xử lý và lưu trữ thành công 2.400 đơn vị máu dây rốn, trong đó có 2.050 đơn vị máu dây rốn cộng đồng.

100% các mẫu dây rốn được sàng lọc theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng. Tất cả các đơn vị máu dây rốn cộng đồng đều được xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu người (HLA) độ phân giải cao và sẵn sàng tìm kiếm với xác suất tìm được mẫu máu dây rốn phù hợp HLA tối thiểu 4/6, đủ liều tế bào có nhân và CD34 lên tới 97%, kể cả các trường hợp bệnh nhân cần ghép là người lớn.

Ghép tạng thì các chỉ số tương thích không cần cao nhưng ông Trí cho biết, ghép tế bào gốc thì chỉ số HLA phải cao mới làm được vì nếu không tương thích sẽ xảy ra phản ứng có thể gây tử vong ngay cho bệnh nhân.

Cho đến nay, Viện đã thực hiện thành công 10 ca ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Kết quả trên đã khẳng định các mẫu máu dây rốn từ ngân hàng có chất lượng và tiềm năng ứng dụng rất tốt và có thể đáp ứng được nhu cầu ghép tế bào gốc đồng loại ngày một tăng cao của các bệnh nhân tại Viện nói riêng và bệnh nhân mắc các bệnh về máu của Việt Nam nói chung.

Nói về ý nghĩa của việc ra đời Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng, ông Nguyễn Anh Trí cho rằng đây là kỹ thuật có có ý nghĩa nhân văn rất lớn, vì thay bằng máu dây rốn là rác thải y tế, nay lại trở thành phương thuốc kỳ diệu cho người bệnh. Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đã mở ra hi vọng cho những người bệnh không có người hiến tế bào gốc cùng huyết thống được điều trị bằng kỹ thuật hiện đại này.

“Nguồn tế bào gốc được lưu trữ không chỉ được sử dụng để điều trị bệnh máu mà còn có thể sử dụng để ghép tế bào gốc điều trị nhiều bệnh khác như: Tiểu đường, parkinson, bệnh lý thần kinh … Trong hiện tại và tương lai, chắc chắn Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng sẽ cung cấp đáng kể nguồn tế bào gốc để ghép điều trị cho bệnh nhân và trở thành tài sản chung của toàn xã hội”, ông Trí nói.

GS. TS Nguyễn Anh Trí cho hay, để đảm bảo nguồn tế bào gốc ghép điều trị cho bệnh nhân, trong thời gian tới Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương sẽ thu thập và tạo nguồn tế bào gốc đa dạng, chất lượng bao gồm tế bào gốc từ máu ngoại vi của người hiến cùng huyết thống, từ máu dây rốn cộng đồng và từ dịch tủy xương.

Tuy nhiên, ông Trí cũng bày tỏ: rào cản lớn nhất với hầu hết bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc là chi phí lớn. Như với một ca ghép tế bào gốc tự thân khoảng 200 triệu đồng trong đó Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả khoảng 50%. Còn với ghép tế bào gốc đồng loại chi phí từ 600 - 800 triệu, trung bình người bệnh phải chuẩn bị số tiền khoảng 200 - 300 triệu đồng, là số tiền không tưởng với các bệnh nhân là lao động, người làm nông…

Do vậy, bên cạnh việc mở rộng chỉ định được ghép tế bào gốc để cứu nhiều người bệnh, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đang tiếp tục nỗ lực làm việc với đơn vị chi trả BHYT để người bệnh được thanh toán tốt nhất, tạo cơ hội được chữa trị cho những người bệnh hiểm nghèo.

Tế bào gốc có khả năng tự tăng sinh, biệt hóa thành nhiều loại tế bào, các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể. Dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào non trẻ để có thể tạo ra các loại tế bào, mô mới để bổ sung hoặc thay thế cho tế bào và mô cơ quan bị tổn thương, mất chức năng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.