Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, khu vực nào dễ lây truyền bệnh?

Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có các dấu hiệu nặng như: xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.
Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có các dấu hiệu nặng như: xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.
(PLVN) - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm, bệnh có diễn tiến nhanh, có thể diễn biến nặng và dẫn đến tử vong.

Xuất hiện 3 ổ dịch

Thời gian gần đây, một số xã ở vùng ngoại thành có ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và có ổ dịch có diễn biến phức tạp. Cụ thể, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện; 198/579 xã, phường, thị trấn. Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch có diễn biến phức tạp như: Tam Hiệp - Phúc Thọ (182 ca), Khánh Hà - Thường Tín (48 ca), Thanh Thùy - Thanh Oai (44 ca).

Mặc dù ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố. Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, TTYT các quận, huyện quyết liệt triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện triệt để các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với mục tiêu tất cả các hộ gia đình, khu công cộng, cơ quan, xí nghiệp, trường học được kiểm tra vệ sinh môi trường định kỳ thường xuyên.

Đặc biệt là tại khu vực có bệnh nhân, thực hiện phương châm vào từng ngõ, gõ từng nhà, lực lượng cộng tác viên, đội xung kích sẽ kiểm tra từng hộ gia đình để hướng dẫn, giám sát hoạt động diệt bọ gậy.

Những vùng nào dễ lây truyền bệnh?

Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết năm nay giảm hơn so với năm 2019, tuy nhân thời điểm hiện tại chỉ là đầu mùa dịch. Vì vậy, người dân không nên chủ quan với các biện pháp phòng dịch.

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây nên, là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Có thể nói đây là một bệnh gây thành dịch và ở năm nào Việt Nam cũng xuất hiện bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết sẽ phát triển từ tháng 6,7 cho tới 11,12 ở Miền Bắc còn tại Miền Nam số lượng ca mắc sốt xuất huyết cũng sẽ tăng.

TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

“Bắt đầu từ tháng 6 đi vào mùa dịch của sốt xuất huyết Dengue, con đường lây truyền qua muỗi mà đặc điểm của muỗi là có thể sống ở bụi cây quanh nhà và nếu theo ghi nhận của 2017 và 2019 thì  ở những vùng dân cư đông đúc dễ lây truyền sốt xuất huyết Dengue hơn”, BS Thư cho hay.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1-2 tuần, sau đó bệnh nhân có các biểu hiện của sốt cao, đau mỏi người đặc biệt là đau đầu, nhức hốc mắt. Sau đó bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân có thể có các dấu hiệu nặng như xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.

“Thường trong những ngày đầu thì có bệnh cảnh lâm sàng giống với những trường hợp sốt virus, do vậy người bệnh có thể chủ quan chỉ uống thuốc hạ sốt ở nhà mà không đến bệnh viện để theo dõi. Đến ngày thứ 4,5 trở đi thì bắt đầu có diễn biến nặng như cô đặc máu lúc đó nếu không được theo dõi kịp thời sẽ diễn biến nặng hơn. Chính vì vậy, trong mùa dịch của sốt xuất huyết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trong những ngày đầu tiên nên đến viện thăm khám để sàng lọc sốt xuất huyết”, bác sĩ Thư cho biết.

Bác sĩ Thư nhấn mạnh, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện vẫn chưa có vắc xin  phòng tránh. Bởi vậy, cách tốt nhất mà người dân nên làm là giảm số lượng muỗi bằng việc khơi thông cống rãnh, dọn dẹp các bụi cây,… Bên cạnh đó, người dân cũng cần có các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.