Những vị bác sĩ “mát tay” đem hạnh phúc cho vợ chồng hiếm muộn

GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, cây đại thụ trong lĩnh vực sản phụ khoa Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, cây đại thụ trong lĩnh vực sản phụ khoa Việt Nam.
(PLVN) - Chuyện lấy nhau rồi sinh con có lẽ là một ước mơ rất đỗi bình thường của hầu hết các cặp vợ chồng trẻ. Thế nhưng, cũng có những cặp đôi mà ước mơ ấy sao mà xa vời, khó trở thành sự thật. Nhờ có những vị bác sĩ mát tay, tài năng, nhiều đôi vợ chồng những tưởng không bao giờ được làm cha mẹ đã vỡ òa niềm vui đón con chào đời.

Nỗi buồn vắng tiếng trẻ thơ

Anh Trần Vinh T. và chị Lê Thị Lệ D., ngụ quận 10, TP.HCM lấy nhau đã 5 năm nhưng chưa có con. Điều đáng nói là anh T. lại là con trai duy nhất trong gia đình, cha mẹ anh mong ngóng vô cùng, vẫn thường hối thúc hai vợ chồng. Anh chị quen nhau từ thời đại học, rất yêu thương nhau. Nhưng ngôi nhà mãi mà chỉ có hai vợ chồng vắng tiếng con trẻ quả thật hơi buồn. Cộng với áp lực đến từ gia đình hai bên khiến cả hai vợ chồng buồn bã, căng thẳng.

Anh thì cảm thấy có lỗi với cha mẹ vì đã chưa trọn đạo hiếu, sinh đứa cháu đích tôn cho ông bà ẵm bồng. Chị thì thấy có lỗi với nhà chồng, với chồng. Sau rất nhiều đắn đo, hai vợ chồng đưa nhau đi khám và nguyên nhân từ phía anh. Hai vợ chồng quyết định thụ tinh nhân tạo, nhưng nhiều lần vẫn không thành công. Anh chị bảo, sẽ quyết tâm đi đến cùng, cho đến khi nào có đứa con thì thôi, vì một ngôi nhà rộn rã tiếng cười trẻ con.

Không ít gia đình khác, hôn nhân trên bờ vực đổ vỡ, cũng chỉ vì mãi mà chưa có con. Hai vợ chồng hằng ngày đối mặt nhau, lâu quá đến nhàm mà không có thêm một điều gì đó gắn kết hơn để cùng lo toan. Rồi áp lực gia đình nội ngoại, rồi sự mệt mỏi, thất vọng… cũng đủ khiến họ dần xa nhau. Không chiếm tỉ lệ quá cao, nhưng quả thật, vô sinh, hiếm muộn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở các cặp vợ chồng. 

Một nghiên cứu của Bộ Y tế chỉ ra tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam tới 7,7%, tức là cả nước hiện có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. Đáng báo động là tỉ lệ vô sinh đang bị trẻ hóa với khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh dưới 30 tuổi.

“Cái nôi” chữa vô sinh hiếm muộn miền Nam

Chị Trương Thị Giang (1981 – Nghệ An) và chồng, anh Lê Văn Niêm (1976) kết hôn năm 2001. Anh Niêm làm nghề biển, chị Giang ở nhà làm nội trợ. Cả hai vợ chồng mong mỏi biết chừng nào ngôi nhà có những đứa trẻ nô đùa. Những ngày anh đi biển xa nhà sẽ có nhiều hơn một người để anh mong ngóng trở về, chị cũng sẽ vơi bớt nỗi cô quạnh, mong ngóng chồng.

Thế nhưng, khi dắt nhau đến bệnh viện địa phương khám, kết luận của bác sĩ cho biết sức khỏe của chị Giang tốt nhưng anh Niêm thì “tinh trùng có vấn đề”. Theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hiếm muộn - Bệnh viện Thanh Hóa, chị Giang được ba lần kích thích buồng trứng và bơm tinh trùng vào buồng tử cung, nhưng cả ba lần đều thất bại, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc.

Trở về, hai vợ chồng vẫn không nản lòng, đi tìm khắp nơi, ai chỉ phương thuốc Nam, thuốc Bắc, ai chỉ thầy lang nào mát tay chữa vô sinh anh chị đều khăn gói tìm đến với hy vọng tràn trề, để rồi sau đó là nỗi buồn và thất vọng nặng nề.

Thậm chí, cả bùa phép mà anh chị cũng thử dùng đến, nhưng tất nhiên là vô hiệu. 16 năm ròng rã khắp nơi với bao mệt mỏi như thế, cuối cùng, nghe một người quen vừa điều trị vô sinh, hiếm muộn ở BV Từ Dũ TP.HCM thành công, anh chị lại khấp khởi hy vọng. Vay mượn gom góp tiền bạc, năm 2017, vợ chồng họ thu xếp đến khoa Hiếm muộn – BV Từ Dũ. 

Sau một đợt kích thích trứng đạt được 11 trứng và điều trị thụ tinh trong ống nghiệm 2 phôi, đồng thời được BS Trúc Giang - Phó trưởng khoa Hiếm muộn trực tiếp thăm khám và điều trị, họ vỡ òa khi được biết, họ sắp có thể làm cha, làm mẹ. Sợ có rủi ro gì, cả hai vợ chồng thuê luôn căn nhà trọ gần bệnh viện trong suốt thai kì để thường xuyên đến kiểm tra, thăm khám.

Với sự khám, chỉ dẫn tận tình của bác sĩ, cuối cùng chị Giang đã vượt qua những nguy hiểm thời gian mang thai. Ngày 18/8/2018, thai được 36 tuần, do tình trạng thai nhi ngôi mông, chị Giang sinh mổ được một bé gái xinh xắn 3,3 kg. Vợ chồng họ bật khóc trong hạnh phúc. Cho đến khi trở về quê, đứa bé đã mạnh khỏe, cứng cáp, được đón chào trong vòng tay của ông bà nội ngoại.

Vợ chồng chị Giang, anh Niêm chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đã được Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ chữa trị thành công, đón con mạnh khỏe ra đời. Cho đến năm 2018, năm mà chị Giang sinh con, Khoa đã đạt con số 12.635 trẻ được sinh ra từ phương pháp hỗ trợ sinh sản. 

Năm 1997, Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ được thành lập, là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn trong cả nước, đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam. Trong năm 2017 với sự nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng điều trị, Khoa Hiếm muộn đã đạt quản lý chất lượng quốc tế về hỗ trợ sinh sản RTAC.

Hiện tại Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ là trung tâm nghiên cứu và đào tạo hiếm muộn của cả nước, đồng thời là một trong những trung tâm lớn nhất Đông Nam Á về lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Từ năm 1997 đến nay, khoa đã có gần 11600 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Đến nay, nhắc đến vô sinh, hiếm muộn, người ta thường nhắc đến Bệnh viện Từ Dũ như một niềm tin, một hy vọng của các đôi vợ chồng.

Những “người cha”, “người mẹ” thứ hai của trẻ

Nếu nói đến những vị bác sĩ chữa trị hiếm muộn “mát tay” hàng đầu trong ngành y, người ta cũng nhắc nhiều đến các bác sĩ danh tiếng từ cái nôi Từ Dũ. Và tất nhiên không thể không nhắc đến Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyên Giám đốc BV Từ Dũ, người góp phần đặt nền móng cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng được biết đến như một cây đại thụ trong lĩnh vực sản phụ khoa, là gương mặt tiêu biểu của ngành Sản phụ khoa Việt Nam. Từ những năm tháng làm bác sĩ sản khoa, bà đã đau đáu trước nỗi niềm của những người phụ nữ bị hiếm muộn, vô sinh và mong mỏi tìm ra một giải pháp giúp đỡ họ. Năm 1984, trong một lần đi công tác tại Thái Lan, bà được thăm một cơ sở thụ tinh ống nghiệm.

Lúc bấy giờ, là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, bà càng nhen nhóm khát khao làm sao đem kỹ thuật này về ứng dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, những năm ấy kinh tế đất nước còn khó khăn, khó lòng có thể xây dựng một trung tâm hỗ trợ sinh sản, bà bèn loay hoay tìm đường đi ngay tại BV Từ Dũ.

Năm 1994, bà được cử sang Pháp bảo vệ luận án tiến sĩ, nhận học bổng, nhưng bà ít ăn, ít mặc, chi tiêu tằn tiện, số tiền còn dư để mua máy móc, thiết bị y tế như: Máy siêu âm đầu dò, máy xét nghiệm, dụng cụ lưu trữ tinh trùng… gửi về BV Từ Dũ.

Thời điểm đó dư luận trong nước, trong ngành y và ngay cả trong bệnh viện có nhiều ý kiến không đồng tình, thậm chí phản đối việc triển khai thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam. Tuy nhiên, Bệnh viện Từ Dũ vẫn quyết tâm làm chủ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm. Năm 1997 các chuyên gia Pháp đã sang Việt Nam phối hợp với các bác sỹ của bệnh viện để thực hiện những ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên.

Giây phút 3 em bé chào đời đầu tiên vào ngày 30/4/1998 tại BV Từ Dũ cũng là giây phút hạnh phúc vỡ òa đối với người nữ bác sĩ sản khoa đã luôn nỗ lực và kiên định trên con đường điều trị vô sinh, hiếm muộn mà mình đã chọn. Nhiều gia đình gọi bác sĩ Phượng là “bà tiên”, “mẹ đỡ đầu” của con họ. Với bà, đó chính là phần thưởng cao quý không gì sánh bằng.

GS.TS. BS. NGND Trần Quán Anh, người đặt nền móng cho ngành Nam học Việt Nam.
 GS.TS. BS. NGND Trần Quán Anh, người đặt nền móng cho ngành Nam học Việt Nam.

Tại Việt Nam, có không ít những người thầy thuốc dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn, đem đến hạnh phúc cho những đôi vợ chồng không con. Đó là vợ chồng bác sỹ Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan - những chuyên gia hàng đầu trong điều trị vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam, 20 năm miệt mài trong các phòng thí nghiệm, cần mẫn bên chiếc kính hiển vi, tạo ra các phôi thai.

Là Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS.BS Lê Hoàng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành Sản phụ khoa và đặc biệt là chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh hiếm muộn, hay GS.TS. BS. NGND Trần Quán Anh, vị bác sĩ chữa vô sinh nam hàng đầu Việt Nam, người đặt nền móng cho ngành Nam học Việt Nam… Những người thầy thuốc ấy, đặc biệt ở chỗ, họ không chỉ chữa bệnh, mà còn đem lại sự sống, đem lại hạnh phúc, sự ấm áp cho những gia đình nhỏ.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.