Nhờ 'thầy tâm linh' chữa hiếm muộn: Một vấn đề đáng lên án

Kết quả siêu âm của chị D.
Kết quả siêu âm của chị D.
(PLVN) -PGS.TS.BSCC Vũ Bá Quyết  khuyến cáo, mọi người không nên tin theo những bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn không rõ nguồn gốc để tránh tiền mất, tật mang và tổn thương tâm lý về sau.

Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức, Quảng Nam đã tiếp nhận một trường hợp đến làm thủ tục để sinh con nhưng khi siêu âm thì mới phát hiện thực tế không hề mang thai. 

Theo chia sẻ từ gia đình, vợ chồng chị Nguyễn Thị D (sinh năm 1988, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lấy nhau 7 năm mà chưa có con, dù đã đi nhiều nơi để chạy chữa và rồi qua lời người quen “mách nước” tìm đến một “thầy” chuyên chữa vô sinh. Và sau khi uống loại thuốc “thầy” cho, chị D bị tắt kinh và bụng to lên như đang có thai. Nhưng vì vị thầy này yêu cầu chị D không được đi siêu âm thì mới hiệu nghiệm nên hai vợ chồng cũng không dám làm trái ý. Tuy nhiên, đến ngày đi đẻ, chị D nhập viện thì cả gia đình mới "té ngửa" chị D không hề mang thai.

Câu chuyện tưởng như đùa này thực sự đang trở thành vấn đề được nhiều đôi vợ chồng trẻ quan tâm. Dù đã có nhiều câu chuyện các cặp vợ chồng hiếm muộn uống thuốc của thầy lang, thầy cúng và mang thai “giả” đã từng được phản ánh ở một số địa phương trên cả nước, tuy nhiên, bất chấp cảnh báo đây là cách chữa hiếm muộn không có căn cứ khoa học nhưng nhiều người vẫn mê muội tin theo.

PGS.TS.BSCC Vũ Bá Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
PGS.TS.BSCC Vũ Bá Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

 Theo PGS.TS.BSCC Vũ Bá Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, là một trong những bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản khoa: "Cá nhân tôi đã từng gặp 2 trường hợp "bầu giả" khi đến viện khám mới biết không mang bầu".

Bác sĩ Quyết cho biết thêm, một trường hợp cách đây 30 năm, bệnh nhân này cũng đi nghe theo "thầy" cúng, cũng cho rằng mình có thai. Bụng của người ngày ngày càng to, cho đến khi bụng to tới 6 tháng, chân teo, gia đình đưa vào viện Phụ Sản Trung ương khám lúc đó mới biết không có bầu. 

Một trường hợp khác, cách đây 10 năm, bệnh nhân cũng cho rằng mình có thai. Một điều đặc biệt là bệnh nhân là người theo đạo nên Cha xứ cũng cho rằng bệnh nhân có thai. Tuy nhiên, khi nhập viện, sau khi thăm khám làm các xét nghiệm mới "té ngửa" bệnh nhân không hề mang thai.

"Trường hợp này bệnh nhân bị u nang buồng trứng khiến bụng ngày càng to. Nhưng lại lầm tưởng mình mang thai. Đến khi nhập viện, chúng tôi đã thăm khám làm các xét nghiệm, sau đó phải nhờ một bác sĩ cũng theo đạo giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu không phải mang thai mà bệnh nhân có khối u trọng bụng. Cuối cùng, thì tôi cùng ekip mổ cũng đã phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u buồng trứng cho bệnh nhân. Khối u này nặng khoảng gần 10kg", BS Quyết nhớ lại.

Lý giải về những trường hợp không có thai nhưng bụng vẫn to lên như bầu sắp đẻ như trên, BS Quyết cho rằng, ở một số người họ bị "ám thị" mình có thai. Chính vì thế họ tin tưởng tuyết đối vào các "thầy", suốt quá trình "mang thai" chẳng hề đi khám, siêu âm kiểm tra thai nhi, chỉ đến khi nhập viện "đi đẻ" mới biết mình không có thai

BS Quyết cũng khuyến cáo, mọi người không nên tin theo những bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn không rõ nguồn gốc để tránh tiền mất, tật mang và tổn thương tâm lý về sau. Trường hợp không may mắn bị chậm con, các cặp vợ chồng nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, đem lại cơ hội có con cho các cặp đôi.

Ths.Bs CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản – Nhi, Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà.
 Ths.Bs CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản – Nhi, Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà.

 Ths.Bs CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản – Nhi, Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà.

Theo BS Khải cho biết: “Đây không phải là vấn đề mới mà cách đây vài năm ở TP HCM, báo chí cũng đưa tin về các trường hợp bầu giả như thế này. Các cặp vợ chồng thay vì đến các trung tâm y tế để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ lại nghe lời truyền miệng tìm đến các “thầy” để chữa hiếm muộn. Dân trí quá thấp nên mới tin tưởng vào những thứ mê tín dị đoan. Hơn nữa ở trường hợp này trong thời gian mang thai vợ chồng trẻ này không đi khám, không siêu âm gì cả, vậy mà vẫn răm rắp tin vào lời của “thầy”. Tôi không biết việc “thầy” cúng chữa hiếm muộn như trường hợp của vợ chồng chị D này có vi phạm pháp luật hay không nhưng vấn đề này là đáng lên án”.

“Thật ra cho đến thời điểm này thì các cơ sở y tế tại địa phương của nước mình đều hỗ trợ sinh sản khá hiện đại. Giữa các vùng thành phố hay nông thôn cũng không có quá nhiều sự chênh lệch, thế nên các đôi vợ chồng có nhu cầu chỉ cần đến các trung tâm y tế của quận huyện trở nên là các bác sĩ cũng đã đủ kiến thức để khuyên các cặp vợ chồng hiếm muộn rồi. Không nên tin theo lời truyền miệng, tin vào những bài thuốc của các “thầy” để rồi tiền mất, tật mang”, BS Khải nhấn mạnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.