Sơn, vẽ tự phát: làm đẹp hay bôi bẩn di sản văn hóa?

Ngõ, phố trở nên sinh động nhờ các tác phẩm tranh 3 D.
Ngõ, phố trở nên sinh động nhờ các tác phẩm tranh 3 D.
(PLO) - Những năm gần đây, trên các bức tường ở một số tuyến phố, ngõ xóm Hà Nội, TP HCM bỗng sống động hơn qua những bức tranh 2D, 3D. Tuy nhiên, dường như, việc “sơn, vẽ” này đang “tự phát” nên thay vì mang lại thẩm mỹ hội họa, văn hóa thì một số tuyến phố, ngõ xóm được xếp vào di sản văn hóa nhân loại bị “bôi bẩn”. 

Và những con phố, ngõ xóm rêu phong, cổ kính như một cụ già áo nâu sồng bị người ta nhuộm tóc vàng chóe, bôi son, trát phấn lên khuôn mặt. 

Những bức họa thẩm mỹ, nhân văn

Vừa qua, người dân Yên Phụ (Hà Nội) ngỡ ngàng thích thú khi chứng kiến những bức tường con ngõ nhỏ số 68 sống động lạ thường. Bức bích họa phong cảnh thành phố Venice lãng mạn, thơ mộng phủ kín tường ngõ. Ban đầu chỉ một gia đình nhờ nhóm họa sĩ vẽ cảnh đẹp trang trí ở bức tường trước cửa nhà mình. Thấy đẹp, cả xóm rủ nhau nhờ nhóm họa sĩ lên ý tưởng “thẩm mỹ viện” cho những bức tường.

Bức tranh tuyệt đẹp này có diện tích lớn vẽ lại phong cảnh Venice. Bức tranh được vẽ hoàn toàn bằng màu 3D acrylic có độ bền màu từ 10 - 20 năm. Tác phẩm hội họa này rất sinh động, chân thực khiến con ngõ trở thành điểm hẹn cho các bạn trẻ Hà thành tới đây thưởng lãm và “check in”.

Không chỉ ngõ Yên Phụ, ngõ Áo Dài (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng được biết tới con ngõ hội họa, áp phích. Điều thú vị là, tác giả của con ngõ hội họa là một cụ ông 94 tuổi Cao Trí Thịnh. Nhìn thấy các tường trong ngõ nơi mình đang sống ngập đầy rác, chi chít quảng cáo rao vặt, mất mỹ quan đô thị, cụ Thịnh không đành lòng. Cách đây 20 năm, cụ muốn biến con ngõ trở nên thẩm mỹ đầy văn hóa, là nơi để các cư dân hài lòng, tự hào.

Nghĩ là làm, cụ Thịnh tự bỏ tiền túi đi mua sơn và màu, cần mẫn vẽ các bức tranh độc đáo lên tường. Vì là một Đảng viên nên tranh tường của cụ tập trung tái hiện cảnh ấm cúng gia đình, tình làng nghĩa xóm, cảnh người dân nô nức lao động, cảnh đạo hiếu hay những khẩu hiệu, lời căn dặn của Bác Hồ. Ngắm bức tường được khoác áo mới đầy ý nghĩa, nhưng người dân ở đây vô cùng thích thú, trân trọng việc làm của cụ, cùng nhau giữ gìn bức họa thật sạch sẽ.

“Tôi luôn vẽ những điều tốt đẹp, qua đó để mọi người nhắc nhở nhau sống tốt hơn. Tôi biến những khẩu hiệu khô khan thành những bức tranh tường giản dị nhưng dễ truyền tải thông điệp” - cụ Thịnh bộc bạch. 

Ngoài Hà Nội, TP HCM cũng có tuyến phố “hội họa”. Nhiều người dân và du khách trầm trồ về bức tranh mang thông điệp bảo vệ tê giác được vẽ trên tường gần vòng xoay Điện Biên Phủ (phường Đa Kao, quận 1, TP HCM). Tác phẩm hội họa này nằm trong chương trình “Vẽ tranh tường nghệ thuật bảo vệ động vật hoang dã” do Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển, Change, phối hợp với Quận đoàn quận 1 thực hiện. 17 bức tranh graffiti sống động mang thông điệp bảo vệ tê giác được 11 họa sĩ trẻ miệt mài sáng tạo. 17 tác phẩm graffiti kỳ vọng sẽ trở thành một “góc tê giác” độc đáo, thu hút khách tham quan cho thành phố.

Cũng góp phần bảo vệ môi trường sống cũng như sáng tạo thẩm mỹ, ý tưởng biến những nắp cống xù xì nằm bên đường hóa thành những bức tranh đầy sắc màu sinh động do Đoàn phường 10 (quận 5) thực hiện với sự hỗ trợ của các bạn sinh viên đội hình mỹ thuật trường ĐH Sài Gòn. Bức tranh như khoác lên những miệng cống bằng đủ hình vẽ, đủ sắc màu.

Khi là chú cá bơi lượn giữa dòng nước trong xanh biếc, khi lại hóa những đóa sen nở rực trong hồ, lúc như cánh rừng xanh mát hiện lên và xen lẫn là cánh đồng lúa xanh rờn, con suối nước trong xanh... Hàng chục “nắp cống biết nói”, mỗi bức vẽ trên các nắp hố ga sẽ thay cho những câu khẩu hiệu kêu gọi người dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhưng lại có các bức tường di sản bị “bôi bẩn”

Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc vẽ, sơn lên các bức tường gây hiệu ứng tốt. Ngược lại, có không ít người dân khó chịu về sự thay đổi này. Họ coi đó là sự “bôi bẩn” lên tường. Có thể nhắc tới,  phố cổ Hội An (Quảng Nam). Đây là Di sản Văn hóa thế giới với những ngôi nhà cổ, mái ngói rêu phong thu hút nhiều du khách tới thưởng lãm.

Nhưng hiện nay trên nhiều bức tường ở phố cổ “án ngữ” những nét vẽ nguệch ngoạch, xiêu vẹo với đủ màu sắc và hình thù, ký tự, chữ viết kỳ dị, phản cảm. Những hình vẽ đó làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của bức tường hàng trăm tuổi, xâm hại tới di sản văn hóa của nhân loại. 

Một vài con ngõ nhỏ ở phố cổ Hà Nội cũng đang bị “tô vẽ” màu sắc lòe loẹt. Cách đây 3 tháng, một con ngõ tại phố cổ 36 phố phường Hà Nội bỗng trở nên lòe loẹt sơn xanh, đỏ, tím, vàng. Tác giả của những bức tường ấy là một “anh Tây”. Ý tưởng của anh Tây muốn bức tường ở đây đầy màu sắc thay vì màu tường tối, cũ. “Anh Tây” tự bỏ tiền mua sơn và thức trắng đêm để tự tay sơn tường. Hành động đó được người dân trong ngõ đồng ý. 

Thế nhưng, màu sắc lòe loẹt ấy cộng thêm với cách sơn nghiệp dư, tự phát  khiến cho những bức tường cũ bị nham nhở, lem nhem, luộm thuộm. Đó là chưa kể tới, có thể bức tường ấy phá hỏng kiến trúc cổ, kiến trúc cũ của 36 phố phường nức tiếng. Nếu ý tưởng này được thực hiện nhân rộng, 36 phố xưa Hà thành rêu phong, cổ kính sẽ như một cụ già áo nâu sồng bị người ta nhuộm tóc vàng chóe, bôi son, chát phấn nghệch ngoạc lên khuôn mặt.

Vẽ, sơn lên tường thì dễ nhưng để “sửa sai” trả lại nét cổ kính, rêu phong lại không hề đơn giản. Ông Văn Lanh - Trưởng phòng Văn hóa thông tin Hội An cho hay, đơn vị đang và sẽ tiếp tục kiểm tra, sơn lại các bức tường bị vẽ bẩn. Tuy nhiên, đây là điều không dễ dàng bởi mỗi bức tường của phố cổ là một màu sơn khác nhau. Đơn vị cần phải nghiên cứu chọn lựa để lựa chọn màu nào là hợp lý với màu cũ của các bức tường, chứ không thể sơn bậy được. Đây là di sản văn hóa thế giới chứ không phải chuyện đùa.

Có thể thấy, trang trí, vẽ, sơn lên tường nhằm mang tới thẩm mỹ mới cho ngõ xóm, đường phố. Nhưng nếu làm việc kiểu tự phát, tùy hứng, bừa bãi, thích gì vẽ nấy sẽ tác dụng ngược, gây phản cảm và xâm hại di sản văn hóa.

Nên chăng, các nơi danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa cần tuyên truyền cho người dân và du khách thông điệp không được viết, vẽ, sơn lên tường. Còn các ngõ, xóm, đường khác, chính quyền địa phương cần quy hoạch nơi cho người dân, du khách có thể tham gia sáng tác, phát huy đam mê hội họa với những chủ đề cụ thể như: phong cảnh, tình yêu, quê hương đất nước, thông điệp mang tính nhân văn...

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.