Sống trên đời hãy một lần chụp hình ở làng bích họa Lý Sơn

Bức tranh “Chú rùa thân mến” của kiến trúc sư trẻ Lê Thị Thục Vi.
Bức tranh “Chú rùa thân mến” của kiến trúc sư trẻ Lê Thị Thục Vi.
(PLO) -Theo con đường bê tông từ trung tâm huyện, chạy xe máy khoảng chừng 15 phút, chúng tôi có mặt tại đảo bé, xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thay vì những căn nhà cấp 4 cũ kỹ, nằm dưới những đồi cát, làng bích họa đảo Bé đẹp ngỡ ngàng nhờ những bức tranh tường vô cùng sinh động.

Độc đáo làng bích họa

Ngôi làng bích họa này do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), phối hợp với Khu bảo tồn biển Lý Sơn và huyện Lý Sơn tổ chức thực hiện bắt đầu từ ngày 1/6. Đây là làng bích họa đầu tiên và duy nhất hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi.

Sau nhiều ngày thực hiện, 18 bức bích họa, trong đó có 11 bức lớn, đã được vẽ trên các bức tường nhà của người dân sống bên các con đường trên đảo Bé và 7 bức bích họa vẽ trên lu, ghè dự trữ nước mưa. Ngoài việc vẽ những bức tranh bích họa, nhóm tình nguyện viên còn tiến hành quét dọn, sơn, tân trang 25 ngôi nhà đã xuống cấp, cũ kỹ, bạc màu vôi cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. 

11 họa sĩ chuyên và không chuyên đã tham gia thay đổi màu sắc một hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Để vẽ được bức tranh “Nào ta cùng bơi”, họa sĩ Lê Thị Hải Yến phải phối hợp rất nhiều màu và dùng cả thang để leo lên bức tường cao. Chị bảo rằng mệt vì thời tiết quá nắng nóng nhưng rất thích thú bởi nhận được sự ủng hộ của người dân và du khách đến đảo.

“Cảm giác đứng giữa một hòn đảo của Tổ quốc thật tuyệt vời. Đến những nơi như thế này tôi thấy cuộc sống thêm ý nghĩa”, chị Yến nói. 

Sau mấy ngày làm việc liên tục, kiến trúc sư trẻ Lê Thị Thục Vi đã hoàn thành bức tranh “Chú rùa thân mến”. Vi tâm sự trong một lần tình cờ lang thang trên mạng thấy chương trình nên đăng ký tham gia. Khi ấy cô chỉ suy nghĩ đơn giản rằng mình là người Bình Định, quê hương cũng có biển, tình cảm tự nhiên dành cho biển đảo đã thôi thúc cô đến với chương trình. 

Một tình nguyện viên tham gia chương trình cho biết, công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải tỉ mẩn từng đường cọ, nước sơn mới có được một bức bích họa đẹp. Mỗi bức họa là một thông điệp rõ ràng mà những người tham gia chương trình muốn gửi gắm đến cư dân đảo Bé và du khách.

Các họa sĩ chia sẻ rằng họ rất vui khi được cùng chung tay tạo cho đảo Bé một diện mạo mới, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người đối với bảo vệ môi trường biển. Không chỉ vẽ bích họa, họ còn nhiệt tình chỉ bảo các “họa sĩ” nhí là cư dân đảo Bé vẽ những nét đơn sơ dưới bức bích họa, nhằm khơi dậy tình yêu thiên nhiên, tình yêu biển, đảo trong thế hệ măng non.

“Đẹp quá trời đất, mấy cô chú, anh chị làm cho nhà con đẹp lên, ai đi qua cũng nhìn hết”, một cô bé tròn xoe mắt thốt lên khi bức tường nhà mình mới hơn một tuần trước còn rêu mốc, nay đẹp lung linh với những gam màu.

Những ngôi nhà được khoác một diện mạo mới, làng quê bỗng trở nên sáng hơn, đẹp hơn.
Những ngôi nhà được khoác một diện mạo mới, làng quê bỗng trở nên sáng hơn, đẹp hơn.

Thu hút khách du lịch

Bà Nguyễn Thùy Anh - cán bộ truyền thông của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam cho biết, chủ đề của những bức bích họa tại đảo Bé là “Tôi yêu biển đảo - Sinh ra để sống hoang dã”. 

Trước khi bắt tay vào công việc, các thành viên trong ban tổ chức đến từng hộ gia đình xin phép được vẽ trên tường nhà nhưng nhiều người nhất quyết không cho. 

“Họ cứ ngỡ các tình nguyện viên tô vẽ thì tường nhà sẽ bị loang lổ trông xấu đi, nhưng khi nhìn những bức tranh khắc họa thiên nhiên, biển cả hòa quyện với con người thì nhiều người lại mong muốn được vẽ trên tường nhà mình”, bà Thùy Anh cho biết.

Những bức tranh ở làng bích họa đã trở thành nét chấm phá giữa bao la biển cả. Chính người dân đảo Bé cũng ngỡ ngàng nhận ra cuộc sống, hình ảnh thân quen, người dân trong làng mình đẹp đến vậy. 

Ngắm bức bích họa “Chú rùa thân mến”, ông Nguyễn Văn Hậu (76 tuổi) nhớ về một thời xa xăm của đảo. “Hồi tôi còn trẻ, rùa vào đẻ nhiều lắm, bãi trước bãi sau gì cũng có. Bây giờ thì hiếm quá. Nhìn bọn trẻ vẽ lại thấy nhớ lại cái thời lâu lắm rồi”, ông bộc bạch.

Là một ngư dân can trường, với thâm niên mấy chục năm mưu sinh dưới lòng đại dương để săn thủy sản, ông Phan Văn Thành (50 tuổi) nói khi nhìn những bức bích họa được vẽ trên quê hương đảo Bé đã tiếp thêm trong ông ngọn lửa tình yêu biển, đảo, cũng như tăng thêm ý thức bảo vệ môi trường biển, nói không với việc đánh bắt động vật hoang dã sống dưới biển.

Nữ du khách Nguyễn Mỹ Hạnh ở TP.Đà Nẵng hào hứng chia sẻ: “Nghe người thân ở đây giới thiệu về làng bích họa này, tôi tò mò lắm. Ngắm nhìn qua ảnh người thân gửi rồi nhưng khi tận mắt chứng kiến, tôi  có cảm giác nơi đây như trong xứ sở cổ tích vậy. Ngoài ý nghĩa tuyên truyền về bảo vệ môi trường, những bức bích họa làm tường nhà đẹp hơn. Lãng mạn, yên bình lắm”.

Ông Nguyễn Viết Vy - Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho rằng, việc vẽ những bức bích họa trên đảo Bé ngoài ý nghĩa từng bước thay đổi nhận thức, thái độ ứng xử của ngư dân và mọi người đối với môi trường biển, đặc biệt là động vật hoang dã, còn làm cho đảo Bé hoang sơ có thêm sắc màu.

“Người dân rất phấn khởi từ khi có chương trình vẽ tranh này đến với đảo. Những ngôi nhà được khoác một diện mạo mới, làng quê bỗng trở nên sáng hơn, đẹp hơn. Chúng tôi hy vọng với ý tưởng này sẽ thu hút được nhiều du khách đến với huyện đảo Lý Sơn, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển”, ông Vy cho biết.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.