Sóc Trăng: Vốn vay NHCSXH “tiếp sức” mô hình kinh tế, giúp nhiều hộ gia đình người Khmer thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, nhiều hộ gia đình được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có đất ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở... để ổn định cuộc sống. Nhờ nguồn vốn vay đó đã giúp nhiều đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng được “tiếp sức”, ươm mầm và hiện thực hóa nhiều mô hình kinh tế, giúp vươn lên thoát nghèo.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm 30,18% dân số (đông nhất cả nước với trên 360.000 người), dân tộc Hoa trên 62.000 người, chiếm 5,20% dân số và dân tộc khác chiếm 0,03% dân số. Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, và các đoàn thể trong tỉnh phối hợp triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; lồng ghép việc thực hiện các chính sách dân tộc với các chính sách, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Qua đó, công tác dân tộc của tỉnh Sóc Trăng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Cuộc sống của người dân nghèo, trong đó có dân tộc thiểu số trên địa bàn Sóc Trăng ngày càng được cải thiện.

Chị Súc Thị Mỹ Lệ, ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch ngó sen

Chị Súc Thị Mỹ Lệ, ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch ngó sen

Tại xã Long Phú (huyện Long Phú), người dân tộc Khmer đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi heo, trồng màu; mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi bò, cũng nhiều mô hình kinh tế khác… Qua đó, giúp nhiều hộ gia đình thoát cảnh nghèo, kinh tế vươn lên ổn định. Chị Súc Thị Mỹ Lệ (người dân tộc Khmer xã Long Phú) từng là hộ nghèo không có đất sản xuất sản xuất nên đời sống khá chật vật.

Những năm trước, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với lần lượt là 30 triệu đồng, 50 triệu đồng và năm ngoái là vay 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Chị đã mạnh dạn chọn mô hình trồng sen - nuôi bò để phát triển kinh tế. Sau thời gian nỗ lực, cùng sự hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương, chị đã gặt hái được kết quả.

Chị Lệ hiện đang sở hữu 2 con bò nái và 3 con bò trưởng thành. Riêng mô hình trồng sen, chị thuê 10 công đất để trồng, chia thành 2 đợt trồng xen kẽ để thu hoạch quanh năm và nguồn giống để tái sản xuất cho vụ tiếp theo. Giờ sen cho thu hoạch 3 ngày một lần với hơn 20 kg ngó sen, giá bán 22 ngàn đồng/kg, những lúc cao điểm, thu từ 60 - 80kg mỗi lần thu hoạch, giúp chị có nguồn thu nhập khá quanh năm.

Hay như trường hợp của chị Triệu Thị Phol Ly ( Ấp Kinh Ngang, xã Long Phú). Chị tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành ngoại ngữ nhưng không tìm được việc làm phải đi làm công nhân xa nhà. Tuy nhiên, thấy cha mẹ già yếu, con nhỏ nên chị về quê lập nghiệp cùng chồng. Lúc đầu hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng được tiếp cận vốn vay ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nghề chăn nuôi heo truyền thống của gia đình. Hiện chị có 4 con heo nái để bán và tự cung cấp con giống, cùng hơn chục con heo thịt.

Theo chị Phol Ly, mỗi năm chị nuôi 3 đợt, thu về lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Đối với 1,8 ha đất trồng lúa, vụ vừa qua, nhờ bán được giá, gia đình thu lời 40 triệu đồng, ngoài ra còn có thu nhập từ 20-30 triệu đồng từ việc trồng màu quanh năm.

Mô hình chăn nuôi bò của phụ nữ Khmer mang lại kinh tế cao

Mô hình chăn nuôi bò của phụ nữ Khmer mang lại kinh tế cao

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội đã giúp cho nhiều hộ gia đình người đồng bào Khmer ở xã Long Phú phát triển kinh tế thành công; Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng phát triển kinh tế ở địa phương. Điển hình như ấp Kinh Ngang, có hơn 100 hộ, đến nay chỉ còn 2 hộ là hộ nghèo, đều do hoàn cảnh gia đình neo đơn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Đang - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Long Phú, huyện Long Phú cho biết: Việc triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện việc làm, thu nhập, đời sống cho phụ nữ rất được Hội quan tâm. Hàng năm, hội đều duy trì giúp các chị em khởi nghiệp hiệu quả mang lại nguồn kinh tế, giúp chị em vươn lên khá giả, thông qua các nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, vốn do các chị em phụ nữ đóng góp hỗ trợ nhau làm kinh tế…

“Chị em nào không có vốn sản xuất thì Hội phụ nữ sẽ giới thiệu với ngân hàng chính sách xã hội sẽ vay vốn theo yêu cầu với mô hình của từng hộ gia đình. Ví dụ như mình phát triển chăn nuôi bò với nguồn vốn là 50 triệu thì sẽ đề nghị vay 50 triệu. Rồi mình muốn sản xuất bồn bồn-sen, mình muốn có đất thêm, cải tạo đất thì bằng nguồn vốn giải quyết việc làm nguồn vốn tối đa 100 triệu. Các chị em mà không có trình độ chuyên môn kỹ thuật để tiếp cận, phát triển, làm cho hiệu quả thì Hội phụ nữ cũng đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, trung tâm giải nghề mở các lớp học nghề để áp dụng hiệu quả”, bà Đang cho biết.

Lan tỏa tinh thần vượt khó, vươn lên trong đồng bào dân tộc

Không chỉ ở Long Phú mà các địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng cũng thực hiện rất hiệu quả nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, giúp phụ nữ dân tộc Khmer vươn lên thoát nghèo. Chị Lý Thị Ngọc Anh (40 tuổi, ngụ xã An Hiệp, huyện Châu Thành) trước đây hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Năm 2015, chị Ngân hàng chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng. Chị sử dụng nguồn vốn mua bán đồ rẫy. Hàng ngày chị thu mua rau, củ, quả từ các nhà vườn, đến 2h khuya chị đem giao sỉ tại các vựa chợ đầu mối Sóc Trăng.

Hiện hàng tháng thu nhập của chị trên 10 triệu đồng. Quá trình cố gắng của chị Anh đến nay đem lại kết quả, gia đình chị vừa xây dựng căn nhà khang trang trị giá trên 400 triệu đồng. Con gái lớn của chị hiện đang là sinh viên ngành chế biến thực phẩm trường Đại học Cần Thơ. “Lúc khó khăn, nhờ nguồn vốn đó đã tiếp thêm niềm tin và động lực để tôi phấn đấu vượt khó vươn lên để có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Tôi mong rằng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hội viên phụ nữ như tôi được hỗ trợ vốn để vươn lên thoát nghèo”, chị Anh chia sẻ.

Mô hình chăn nuôi heo của phụ nữ Khmer ở Sóc Trăng mang lại hiệu quả cao

Mô hình chăn nuôi heo của phụ nữ Khmer ở Sóc Trăng mang lại hiệu quả cao

Tương tự, Chị Liêu Sà Quy (ngụ phường 9, TP. Sóc Trăng) - gương điển hình tiêu biểu làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo nhờ trồng rau màu xen canh, lấy ngắn nuôi dài. Trước đây, gia đình chị Quy thuộc hộ nghèo, cả hai vợ chồng chị đi làm thuê, thu nhập bấp bênh. Sau đó, Hội LHPN phường giới thiệu chị vay vốn đầu tư trồng rau sạch. Chị thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội phối hợp tổ chức để có thêm nhiều kiến thức hơn, áp dụng mang lại năng suất cao, đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, gia đình chị đã vươn lên thoát hộ nghèo, nhà cửa khang trang hơn và có điều kiện lo cho con cháu học hành đến nơi đến chốn.

Tại xã An Thạnh 2 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng), chị Quách Thị Phương Loan (53 tuổi, người Khmer) - cũng là một gương phụ nữ điển hình vươn lên làm giàu nhờ nghề chăn nuôi heo và bán tạp hóa. “Giờ đây cuộc sống ổn định, tôi luôn mong sao mình có sức khỏe tốt để có nhiều thời gian làm công tác xã hội, nhất là góp phần giúp chị em dân tộc Khmer thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong học tập, lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng”, chị Loan chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Huệ Chi, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; Những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Có thể nói, tại Sóc Trăng chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo sự hưởng ứng tích cực của đông đảo hội viên, phụ nữ; Mang lại lợi ích thiết thực, góp phần khẳng định được vị thế của phụ nữ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.