Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Đại diện Chi cục dẫn số liệu cho thấy bắt đầu từ 2021, sau đại dịch COVID-19, lần đầu tiên TP HCM chứng kiến số lượng suy giảm về người nhập cư. Năm 2023, số lượng người nhập cư chỉ còn 0,67%, lần đầu tiên tỉ lệ phát triển dân số cơ học thấp hơn tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên. Những năm trước đó, như 2022, hai tỉ lệ này đã ngang bằng nhau là 0,7%.

Năm 2020, tỉ lệ phát triển dân số cơ học của TP là 1,7%, trung bình đón nhận gần 170.000 - 180.000 dân nhập cư. Nhưng đến 2023, số lượng người nhập cư chỉ khoảng 65.000 người.

Cùng thời điểm, xu hướng tương tự cũng diễn ra ở địa phương sát cạnh TP HCM là Đồng Nai, địa phương được mệnh danh “thủ phủ công nghiệp”, có số lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 60% trong tổng số 1,3 triệu lao động. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, từ sau đại dịch COVID-19, khoảng 50.000 - 60.000 lao động ở Đồng Nai đã đi về quê ở các tỉnh. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tỉ suất di cư thuần (phản ánh tình trạng nhập cư của dân số vào một đơn vị lãnh thổ) của Đồng Nai cũng giảm dần trong những năm gần đây.

Những số liệu trên cho thấy rõ ràng TP HCM, Đồng Nai… không còn là “điểm đến lý tưởng” của người nhập cư. Nhưng đứng ở một góc độ khác, danh hiệu “điểm đến lý tưởng” lại có hai mặt của một vấn đề.

Các đô thị lớn như TP HCM, Đồng Nai… người đã quá đông, đất đã quá chật, thậm chí ở một số lĩnh vực không còn dư địa phát triển. Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật kéo theo yêu cầu thay đổi với các nhà máy doanh nghiệp, “nhân công giá rẻ” không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sức ép cuộc sống lên những người nhập cư ngày càng lớn, từ thu nhập ra sao, ăn ở thế nào, con cái học ở đâu… kéo theo áp lực lên chính quyền địa phương trong quản lý xã hội ngày càng nhiều nhân khẩu, nhu cầu về hạ tầng cơ sở điện - đường - trường - trạm ngày càng lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường và kẹt xe ngày càng trầm trọng… Trước thực tế đó, bản thân những người có ý định di cư đến các đô thị lớn để lập nghiệp, cũng cân nhắc nhiều hơn trước khi ra quyết định.

Đứng ở góc độ vĩ mô, những số liệu trên cho thấy những chủ trương, chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả rõ ràng. Đó là chính sách xuất khẩu lao động; là chủ trương phát triển thế mạnh của các địa phương tạo ra nhiều việc làm, nhiều khu công nghiệp ngay tại các tỉnh, thành…

Không còn là “điểm đến lý tưởng” của người nhập cư, cũng là một cơ hội để TP HCM, Đồng Nai… phát triển lên một tầm cao mới. Đó là tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân về đời sống vật chất, chất lượng giáo dục, chế độ chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần, môi trường, văn hóa văn minh; dồn nguồn lực phát triển kinh tế vào những lĩnh vực mới; cải thiện hệ thống hạ tầng…

Trên đất nước mình đâu cũng là quê hương, người lao động có thể đi đến bất cứ đâu để sinh sống, làm việc; nhưng điều tốt nhất là tạo ra các nền tảng, cơ hội để người lao động có thể làm việc ở gần nhà mình nhất, có điều kiện làm việc và kiếm tiền hợp pháp đúng theo khả năng của mình; có thể “ly nông mà không ly hương”. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đồng đều tất cả các tỉnh, thành, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên mọi miền đất nước.

Đọc thêm

Điểm mấu chốt hạ tầng và nhân lực

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hạ tầng và nhân lực là hai “điểm nghẽn” lớn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nếu được tháo gỡ thì ĐBSCL sẽ phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm trên khi tiếp xúc với cử tri Cần Thơ trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.