Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo

Đánh vào niềm yêu thích chạy bộ của nhiều người dân, những kẻ lừa đảo đã thành lập các trang mạng xã hội mạo danh những giải marathon uy tín như giải “Run For love” của Vietnam Airlines, giải chạy “KIDS RUN - Marathon” - giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4 - 15 tuổi và gia đình, giải chạy Marathon Quốc tế. Sau khi người dân đăng ký tham gia các giải chạy thường bị dẫn dụ lừa đảo bằng đường link hoặc qua ứng dụng Telegram. Đã có hàng trăm người bị mất từ vài chục cho đến vài tỷ đồng. Dù các cơ quan công an đã nhiều lần cảnh báo, nhưng hành vi lừa đảo bằng các giải chạy đang ngày càng tinh vi khiến nhiều người “tiền mất, tật mang”.

Ngoài ra, hiện nay, tần suất dày đặc các giải chạy diễn ra liên tiếp từ tháng 9 đến tháng 12, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Đa phần giải chạy quy mô lớn sẽ tập trung ở những thành phố đông đúc dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng... Những giải chạy thu hút hàng nghìn, đến hàng chục nghìn người tham gia, buộc các thành phố phải ngăn đường bảo vệ vận động viên.

Việc ngăn cấm hàng loạt các tuyến đường lớn trong vài tiếng đồng hồ ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông trên đường. Như mới gần đây nhất, tại Hà Nội, một giải chạy diễn ra vào rạng sáng 13/10, Ban Tổ chức đã phân luồng, ngăn xe hàng loạt các tuyến đường trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên..., khiến cho một số tuyến xe bus phải đổi đường, người dân tham gia giao thông trong sáng sớm liên tục quay xe, chật vật tìm các cung đường khác. Có những tuyến đường cấm xe 4, 5 giờ liên tiếp đến tận giờ cao điểm, gây ra ùn tắc giao thông trên diện rộng.

Thực hiện với quy trình chặt chẽ, chuyên nghiệp

Hiện nay, các giải đang chạy đem lại lợi ích cho người dân như nâng cao sức khỏe. Chỉ tính riêng trong năm 2023, đã có khoảng 41 giải chạy cự li Full Marathon (có cự li cao nhất 42km), chưa tính đến các giải Half Marathon (có cự li cao nhất 21km). Tốc độ chạy của các vận động viên phong trào ở Việt Nam ngày càng tốt hơn so với những năm trước.

Nhưng để bảo đảm lợi ích cho các vận động viên tham gia và người dân, cần có sự kiểm soát chặt chẽ các giải chạy. Thực tế, vào năm 2023, tại quận Hoàn Kiếm hàng loạt giải chạy đêm, sự kiện âm nhạc, lễ hội tấp nập diễn ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. UBND quận Hoàn Kiếm phải có công văn đề nghị Sở VH-TT Hà Nội không tổ chức các giải chạy đêm, những hoạt động làm ảnh hưởng tới người dân trong khu vực.

Từ 2024, thành phố Hà Nội ban hành quy trình mới trong việc cấp phép tổ chức các giải marathon trên địa bàn. Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, ông Phạm Xuân Tài cho biết, các giải chạy diễn ra ở Hà Nội trong năm nay được làm chặt chẽ hơn nhằm nâng cao chất lượng các cuộc thi. Cụ thể, Sở VH-TT Hà Nội là đơn vị chủ trì, thẩm định về chuyên môn, giá trị, hiệu quả mà giải mang lại, các tiêu chí, tiêu chuẩn của giải thể thao, các nội dung về quảng cáo, truyền thông. Sở Giao thông vận tải thẩm định về phương án phân luồng giao thông. Công an Thành phố thẩm định về phương án đảm bảo an ninh, an toàn. Sở Y tế thẩm định về phương án y tế. Khi các nội dung đảm bảo, UBND thành phố sẽ quyết định.

Điều đó cho thấy, các giải chạy ngày càng được thực hiện với nhiều quy trình chặt chẽ, đảm bảo chất lượng cuộc thi và quyền lợi của vận động viên. Tuy nhiên, ngoài vận động viên, không thể để các giải chạy làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và các phương tiện tham gia giao thông. Ví dụ như hạn chế tổ chức quá nhiều các giải chạy, cần chọn lọc các giải uy tín, tổ chức thời gian xen kẽ nhau. Đặc biệt, phải có thông báo kịp thời về những tuyến đường bị cấm, thời gian cấm đường. Đồng thời, Ban Tổ chức phải kiểm soát thông tin giải chạy trên mạng xã hội giúp người dân không bị kẻ xấu trục lợi.

Đọc thêm

Điểm mấu chốt hạ tầng và nhân lực

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hạ tầng và nhân lực là hai “điểm nghẽn” lớn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nếu được tháo gỡ thì ĐBSCL sẽ phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm trên khi tiếp xúc với cử tri Cần Thơ trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.