Chinh phục bầu trời cùng nữ phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung chia sẻ tại chương trình “Phụ nữ làm chủ cuộc đời – She Leads Her Life”
Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung chia sẻ tại chương trình “Phụ nữ làm chủ cuộc đời – She Leads Her Life”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từng là giáo viên tiếng Anh, Nguyễn Mai Tuyết Dung đã vượt qua định kiến xã hội và những thử thách nghề nghiệp để trở thành một trong những nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Tại chương trình “Phụ nữ làm chủ cuộc đời – She Leads Her Life”, cô chia sẻ về hành trình chinh phục bầu trời đầy cảm hứng, những hy sinh thầm lặng và bí quyết cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình.

Xuất phát điểm là Giáo viên dạy tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo bay, Nguyễn Mai Tuyết Dung đã được truyền cảm hứng với nghề phi công và mau chóng lập kế hoạch theo đuổi công việc này. Năm 2016, Nguyễn Mai Tuyết Dung trở thành 1 trong 2 nữ Phi công 9x đầu tiên của Hàng không Việt Nam, và hiện nay, cô đã trở thành Cơ phó Hãng hàng không Vietjet.

- Chắc hẳn nhiều bạn nữ từng có ước mơ làm phi công. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được ước mơ đó bởi phi công là một công việc đòi hỏi rất khắt khe về cả kiến thức, trình độ và thể lực. Chị có thể chia sẻ về những khó khăn chị gặp phải trong hành trình làm phi công của mình?

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung: Thực ra cái khó khăn và rào cản thực sự của công việc không đến từ kiến thức, trình độ hay thể lực.

Đối với tôi, rào cản có thể là rào cản về xã hội, về những người xung quanh, khi mà họ nhìn thấy Dung làm phi công, họ sẽ nói là con đường học phi công của Dung bằng phẳng và dễ dàng, kiểu như là phụ nữ sẽ được các thầy thương mến, dễ dãi cho qua.

Dung nhớ, ngày xưa, trong cả một trường phi công bên Mỹ chỉ có Dung và 1 bạn nữa là nữ, cả trường 100 người chỉ có 2 bạn gái thôi.

Cái sự để ý của người khác rất là lớn, mình là con người, sẽ có những lúc sai, những lúc vấp ngã. Tuy cùng một sai phạm, mình cũng làm sai, các bạn nam khác cũng mắc phải một lỗi sai y hệt như vậy, nhưng người ta sẽ nói về cái sai của mình nhiều hơn so với lại cái sai của các bạn nam khác.

Cái đó là một trong những cái rào cản mà tôi nghĩ là nó sẽ theo mãi và cách duy nhất vượt qua là mình phải cố gắng hoàn thiện bản thân, sao cho tìm được lỗi sai ngày hôm qua đã mắc phải và ngày mai không mắc nữa.

- Với hành trình chinh phục bầu trời, chắc chắn sẽ có những lúc mất kết nối với những người xung quanh, chị Dung có gặp phải vấn đề đó không? Chị đã phải đánh đổi và hi sinh thế nào với hành trình của mình?

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung: Ai cũng nghĩ rằng làm phi công là sẽ có cơ hội được đi du lịch, đi khắp nơi trên thế giới, nhưng tôi cũng thường xuyên dạy cho các phi công mới là phi công là nghề dễ bị hiểu lầm.

Nghề phi công là nghề cực kỳ cô đơn. Ví dụ chuyến bay từ Việt Nam sang Hàn Quốc, VietJet sẽ bay vào ban đêm, đến lúc mình xuống vào buổi sáng thì cơ thể đã thấm mệt, và cả ngày mình sẽ phải ngủ, nghỉ ngơi, để chuẩn bị sức khỏe cho hôm sau còn bay về. Hay là nếu mình có khỏe hơn để đi chơi, thăm thú thì mình cũng muốn được đi cùng người mình yêu thương, nhưng người đó lại đang ở rất xa. Thế nên tôi mới nói nghề này là nghề cực kỳ cô đơn.

May thay, công ty có chính sách bay 3 tuần, nghỉ 1 tuần. Trong 1 tuần nghỉ đó, mình có thể dành thời gian sắp xếp cho gia đình, cho công việc cá nhân.

- Làm sao để vừa cân bằng việc đi làm, việc chăm sóc cho gia đình, con cái?

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung: Trước khi có gia đình, tôi cảm thấy cái mình cần chinh phục là bầu trời phía trước, nhưng sau khi có gia đình thì bầu trời của tôi chính là 2 đứa trẻ, tôi dành hết tình yêu cho chúng.

Từ sau khi sinh con, tôi đã hạn chế thời gian bay của mình, để có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình, chia sẻ những công việc ở nhà.

Cánh chim và bầu trời thì luôn ở đó, ngày nào đó, khi con lớn lên thì mình luôn có thể gắn với nó mật thiết y như ngày xưa.

- Phi công là một nghề có rất nhiều yếu tố cạnh tranh. Để làm được phi công, phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra. Đứng trước những áp lực, vất vả như vậy thì đâu là nguồn động lực để chị có thể vượt qua, trở thành như hôm nay?

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung: Tôi nghĩ rằng nếu con mình thiếu một cái động lực thì liệu rằng nó có thành công trong tương lai được không? Là một người mẹ, tôi có thể hướng dẫn con mình tìm nguồn động lực từ đâu. Nhưng nguồn động lực của mình có thể khác nguồn động lực của người khác.

Câu trả lời cho nguồn động lực của tôi có lẽ đó là khao khát, ước mơ. Thực ra nghề phi công không phải nghề có ước mơ từ thời bé, thời bé, tôi chỉ ước mơ thành diễn viên hài, nhưng mà sau tôi nhận ra rằng, mình lại hơi “thiếu muối”, nên mọi người không thể cười nổi.

Vì vậy, tôi nhận ra điều mình thích và điều mình làm được có thể không giống nhau.

Tôi nhận ra khả năng mình làm diễn viên hài sẽ chẳng tới đâu và không theo đuổi nữa.

Sau này, khoảng 22 tuổi, có một công việc ở trường đào tạo phi công và tôi thấy đây là việc tôi thích và tôi có thể làm được. Đó là động lực để tôi có thể đi tiếp với niềm tin của mình.

- Gửi một thông điệp đến các bạn trẻ để các bạn có thêm động lực, niềm tin, quyết định với hành trình phía trước.

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung: Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ, tuy nhiên chỉ khoảng 30% các bạn trẻ tôi gặp có thể trả lời được rằng mình đam mê điều gì, mình thích điều gì, các bạn làm được điều gì , khả năng của bạn có đáp ứng được đam mê của bạn không, còn lại 70% bạn trẻ thậm chí không biết mình thích gì.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng đại học trong tay, tôi cũng không có ước mơ gì, không biết được rằng mình sẽ phải làm gì?

Tôi hi vọng các bạn hãy có cho mình 1 mơ ước, dám mơ ước, dám tự đánh giá mình có thực hiện được ước mơ đó hay không. Điều này sẽ đưa bạn đến 1 tầm cao mới và bạn không thể biết trước được.

Đọc thêm

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.