Sơ kết 3 năm triển khai Luật Hộ tịch: Công tác đăng ký hộ tịch ngày càng nền nếp, chuyên nghiệp

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội nghị.
(PLO) - Sáng ngày 19/11, tại TP.Vinh (Nghệ An) Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm triển khai thực hiện luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành. 

Tham dự chủ trì có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh; đại diện Quỹ Unicef, Bộ Y tế, lãnh đạo các Sở Tư pháp các tỉnh và đại diện Phòng quản lý hộ tịch 27 tỉnh trên cả nước cùng tham dự.

Luật Hộ tịch được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 được các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện tịch cực, hiệu quả. Qua ba năm triển khai Luật hộ tịch và các nhiệm vụ có liên quan về cơ bản công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời yêu cầu đăng ký hộ tịch, được người dân, cơ quan tổ chức  đánh giá cao.

Theo đó, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện được lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả. Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố tổ chức triển khai. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản của Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết với nhiều hình thức phong phú.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc (bên phải) và Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh (bên trái) chủ trì Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc (bên phải) và Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh (bên trái) chủ trì Hội nghị

Thực hiện rà soát văn bản QPPL có liên quan đảm bảo phù hợp với Luật Hộ tịch, kết quả cho thấy phần lớn các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh  vực hộ tịch cơ bản đều phù hợp với quy định của Luật hộ tịch; Công tác đôn đốc, hướng dãn thường xuyên được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Với chức năng quản lý nhà nước, hướng dẫn nghiệp vụ, Bộ Tư pháp thường xuyên, tích cực trao đổi với các bộ, ngành liên quan và một số Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam về các vướng mắc thực tiễn triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch, kịp thời tháo gỡ cho địa phương, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tiến hành thường xuyên kịp thời, giúp tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế triển khai thi hành Luật Hộ tịch; Việc bố trí cơ sở vật chất phục vụ công tác đang ký hộ tịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch được chú trọng, đầu tư. Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung được mở rộng phạm vi áp dụng, bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

Theo ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn đã được tiến hành thường xuyên kịp thời, giúp tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế triển khai
Theo ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn đã được tiến hành thường xuyên kịp thời, giúp tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế triển khai

Việc đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch được triển khai thường xuyên có hiệu quả. Nhằm chuẩn hóa, nâng cao năng lực của công chức làm công tác hộ tịch, Bộ Tư pháp đã phê duyệt khung, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Tổ chức 7 lớp tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ hộ tịch nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện Luật hộ tịch, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc. Tại các địa phương, UBND các cấp đã quan tâm đến việc bố trí công chức có chất lượng, trình độ, đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm công tác đăng ký hộ tịch. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về hộ tịch không ngừng được hoàn thiện, qua 3 năm triển khai đã phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến tham luận trao đổi sôi nổi xung quanh kinh nghiệm thực hiện Luật hộ tịch cũng như các khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ như: việc phối hợp với các đơn vị như Công an, Tòa án còn chưa được các đơn vị chú trọng; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ văn hóa, địa chính hay cán bộ khác làm tư pháp…Các ý kiến cũng đề nghị Bộ cần có ý kiến khi địa phương bổ nhiệm cán bộ tư pháp hộ tịch thì cần phải có ý kiến của ngành tư pháp đối với các trường hợp này.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhận định: sự hài lòng của người dân trong công tác hộ tịch được ghi nhận, được đánh giá cao trong việc cải cách hành chính.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhận định: sự hài lòng của người dân trong công tác hộ tịch được ghi nhận, được đánh giá cao trong việc cải cách hành chính. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận và biểu dương các kết quả đạt được sau 3 năm thi hành Luật Hộ tịch. Thứ trưởng nhấn mạnh,sự hài lòng của người dân trong công tác hộ tịch được ghi nhận, được đánh giá cao trong việc cải cách hành chính. Người dân không còn bị gây khó dễ trong việc đến các cơ quan công sở để giải quyết công việc liên quan đến hộ tịch. Công tác đăng ký hộ tịch từng bước đi nề nếp hơn và chuyên nghiệp hơn, đội ngũ làm công tác hộ tịch từ trung ương đến cấp xã được củng cố kiện toàn, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Dữ liệu hộ tịch được lưu giữ lâu dài để sử dụng, số liệu thống kê chính xác hơn, ứng dụng CNTT được áp dụng trong việc lưu trữ thông tin được các địa phương chú trọng; Công tác thanh tra kiểm tra thường xuyên, phát hiện sai sót để sửa đổi.

“Với những kết quả đạt được trong 3 năm triển khai thi hành Luật hộ tịch đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hộ tịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Kết quả đó có sự đóng góp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, trong đó có đội ngũ làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch từ Trung ương đến địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nói.

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 19 và 20/11.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.