Hà Nội: Nhiều vướng mắc trong xác nhận tình trạng hôn nhân

Một buổi lễ trao giấy chứng nhận kết hôn trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa
Một buổi lễ trao giấy chứng nhận kết hôn trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa
(PLO) - Với dân số đông thứ nhì trong cả nước (chỉ sau TP HCM), Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực sau 3 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tuy nhiên, thành phố cũng gặp rất nhiều vướng mắc trong đăng ký và quản lý hộ tịch, nhất là liên quan đến việc xác nhận tình trạng hôn nhân.

Hộ khẩu tập thể, hộ khẩu dân sự tồn tại song song

Theo phản ánh của Hà Nội, hiện nay vẫn tồn tại hình thức gọi là hộ khẩu tập thể của công dân đang đóng quân lực lượng vũ trang tập trung. Theo quy định của ngành này, công dân phải sinh hoạt tập trung và cơ quan, đơn vị quản lý về quân số, tình trạng hôn nhân và thẩm tra về lý lịch khi công dân kết hôn.

Một số công dân chưa xóa hộ khẩu tại nơi thường trú trước đây, dẫn đến song song có cả hộ khẩu dân sự và hộ khẩu tập thể. Tuy nhiên, lại chưa có quy định đầy đủ về hộ khẩu tập thể, việc bắt buộc xóa đăng ký thường trú để sinh hoạt tập thể tại các đơn vị lực lượng vũ trang và giá trị của xác nhận tình trạng hôn nhân của các đơn vị này nên gây khó khăn cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị khi tham gia các giao dịch hành chính. 

Không những thế, Hà Nội cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tình trạng hôn nhân cho các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987. Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì: “Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông...”. 

Có điều, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình có hướng dẫn về việc xác định người đang có vợ hoặc có chồng là: “Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ/chồng của họ chết hoặc vợ/chồng của họ không bị tuyên bố là đã chết thì được xác định là người đang có vợ hoặc có chồng”.

Như vậy, gây khó khăn khi xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, chưa đăng ký kết hôn mà hiện không còn chung sống với nhau nhưng lại chưa ly hôn hoặc không có sự kiện người nào chết.

Thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch

Đặc biệt, Hà Nội thẳng thắn chỉ ra thực trạng chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch, trong khi công dân thường xuyên thay đổi chỗ ở, vì vậy việc xác minh các sự kiện hộ tịch của công dân thời gian trước đây gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác nhận tình trạng hôn nhân. Mặc dù từ khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho UBND cấp xã nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (phần lớn là tổ chức hành nghề công chứng) vẫn yêu cầu người dân phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người liên quan đến hợp đồng, giao dịch, kể cả đối với người đã chết, gây phiền hà cho người dân khi phải tìm cách thực hiện yêu cầu không có cơ sở để giải quyết, tăng áp lực công việc hộ tịch cho UBND cấp xã.

Trường hợp này, Hà Nội kiến nghị pháp luật hộ tịch cũng như pháp luật về công chứng cần hướng dẫn rõ về đối tượng và trách nhiệm chứng minh/xác minh để bảo đảm chặt chẽ, nhưng không gây khó khăn cho người dân và gây khó khăn cho cả cơ quan đăng ký hộ tịch.

Ngoài ra, có không ít trường hợp công dân Việt Nam đã từng có thời gian cư trú tại nước ngoài nay về Việt Nam thường trú mà có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hầu hết các trường hợp này không có được giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện) hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp). 

Đối với các trường hợp này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao không thể hỗ trợ xác minh/xác nhận mà đều yêu cầu họ liên hệ với cơ quan đại diện để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Song do họ đã về nước thường trú nên không thể xuất cảnh ra nước ngoài để liên hệ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nên không thể chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài.

Điều đó khiến UBND cấp xã nơi thường trú hiện tại lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thường phải vận dụng quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

Từ tất cả những bất cập trên, Hà Nội kiến nghị, đề xuất Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch trong thời gian tới.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.