Số hóa di sản

Công nghệ giúp phục dựng, lưu trữ và bảo tồn giá trị của các vùng di sản đang có nguy cơ mai một.
Công nghệ giúp phục dựng, lưu trữ và bảo tồn giá trị của các vùng di sản đang có nguy cơ mai một.
(PLVN) - Nhiều năm gần đây, các nền tảng công nghệ số đã được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động du lịch làm đa dạng, phong phú hơn cách thức tham quan du lịch, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ.

Hàng loạt những ứng dụng trên điện thoại thông minh được phát triển mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho nhu cầu của khách du lịch như TripAdvisor, Booking… hỗ trợ du khách tìm kiếm những địa chỉ, địa điểm tham quan, những vùng di sản đặc biệt cùng hệ thống cơ sở giải trí, vui chơi, lưu trú tại các vùng đó, khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu, sở thích và điều kiện tài chính của mình.

Bên cạnh đó, tại nhiều vùng du lịch đặc biệt như các di sản, khu du lịch, những ứng dụng này cũng có thể dễ dàng thay thế cho bản đồ giấy, có thể sử dụng ngoại tuyến và làm nhiệm vụ như một hướng dẫn viên du lịch. 

Điển hình, tại vùng di sản vịnh Hạ Long hiện nay, những ứng dụng này đã cập nhật nhanh chóng danh sách nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở vui chơi, hệ thống điểm đến giúp khách du lịch có cái nhìn tổng quan nhất.  Thành phố Uông Bí cũng là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn như đất Phật Yên Tử, hồ Yên Trung,... cũng đã ra mắt ứng dụng cho điện thoại thông minh Dulichuongbi, gợi ý các lịch trình mẫu kèm dự kiến kinh phí, thời gian để du khách tự khám phá theo nhu cầu và điều kiện cụ thể.

Đặc biệt, công nghệ thực tế ảo đã kích thích sự tò mò của khách du lịch nhờ hình thức mới mẻ, sinh động, hệ thống dữ liệu và hình ảnh trực quan. Công nghệ này vừa hỗ trợ công tác bảo tồn các vùng di sản, vừa giúp công nghệ thực tế ảo đạt tầm cao mới. 

Điển hình, một số công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) cũng đã được ứng dụng công nghệ 3D, như lăng Tự Đức, cung An Định, bức tranh Long Vân Khế Hội (chùa Diệu Đế). Các nền tàng công nghệ hiện đại trước tiên mở ra hướng đi mới cho việc phát triển du lịch, giúp hình ảnh vùng di sản được thể hiện mới mẻ hơn, thu hút hơn với khách du lịch.

Công nghệ 3D xuất hiện như một biện pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn, giữ được hình ảnh và giá trị của những di sản đang đối mặt với nguy cơ tồn vong. Công nghệ scanning 3D góp phần giúp các di sản có thể trường tồn được trong môi trường công nghệ số, bảo đảm giá trị di sản không bị mất đi.  Tại Quảng Nam, UBND tỉnh đã giao Trường đại học Duy Tân triển khai đề tài khoa học “Số hóa phố cổ Hội An trên nền công nghệ 3D nhằm bảo tồn và giới thiệu di sản Việt Nam ra thế giới”. 

Các dự án số hóa di sản cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu tại nước ta thực hiện, hướng đến đối tượng là tất cả các di sản văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam cả vật thể và phi vật thể. Trong đó, các dự án này đều hướng sự ưu tiên dành cho những di sản đang có nguy cơ mai một cao nhằm mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng lại khi điều kiện cho phép. Tiếp đó là những di sản có giá trị lịch sử, du lịch nhằm mục tiêu quảng bá, giáo dục và thương mại.

Mặt khác, hiện nay, nhiều vùng di sản tự nhiên đã bị mất đi do ảnh hưởng của tự nhiên, địa chất cũng như con người cũng được tái hiện lại thông qua kho dữ liệu số, hình ảnh thực tế ảo giúp khách du lịch không quên đi những giá trị ý nghĩa của vùng.

Đồng thời, công nghệ hiện đại cũng góp phần quan trọng trong việc khảo sát, thực địa, nghiên cứu những vùng di sản có nguy cơ mai một, hư hỏng, giúp tìm kiếm và phát hiện những vết đứt gãy, lỗ hổng của di sản, từ đó giúp các nhà bảo tồn tìm ra phương hướng để bảo vệ di sản.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào công tác bảo tồn di sản cũng gặp những khó khăn nhất định. Trước hết, nhiều dữ liệu về di sản thường có liên quan đến những công trình nghiên cứu lịch sử, vì vậy các vấn đề bản quyền cần được đảm bảo để trong quá trình quảng bá, giới thiệu hình ảnh di sản không bị vướng mắc về vi phạm bản quyền. Mặt khác, nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật của công nghệ cũng cần được nghiên cứu, xem xét kỹ càng để tránh làm tổn hại giá trị di sản. 

Hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam, mà ở các nước tiên tiến, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng đều gặp những khó khăn về phương pháp và kỹ thuật. Đơn cử việc số hóa không gian lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên chỉ có thể áp dụng với phim, ảnh số, ghi âm.... nhưng rất khó có thể sử dụng các phương tiện này số hóa kỹ năng chỉnh chiêng của những nghệ nhân.

Công nghệ góp phần quan trọng trong việc phục dựng, bảo tồn và quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh, giá trị của các di sản. Tuy nhiên, những công nghệ này cũng cần được nghiên cứu và ứng dụng linh hoạt, tránh làm tổn hại đến giá trị di sản cũng như cảnh quan du lịch. 

TS. Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: 

Một công viên địa chất đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội đó là sự bền vững về mặt văn hóa và môi trường. Điều này tác động trực tiếp lên khu vực bởi sự cải thiện điều kiện sống của con người và môi trường nông thôn, như vậy, nó tăng cường nhận dạng dân số trong khu vực và tạo nên sự phục hồi văn hóa”.

Bà Trương Lan Tâm - Trưởng Phòng Nghiệp vụ ban quản lý vịnh Hạ Long: 

Nhiều hang, măng đá và nhũ đá đã biến đổi cả màu sắc. Có nơi, thấy nước bỗng nhỏ giọt dày hơn, nhiều hơn cũng có nghĩa là phần nứt bên trên đã lớn hơn và nó buộc người quản lý không thể bàng quan.

PGS.TSKH Vũ Cao Minh - Viện Địa chất: 

Vẻ đẹp của các di sản, nhất là di sản địa chất - địa mạo, càng hiểu về nó, hiểu về lịch sử hình thành, những giá trị văn hóa đời sống gắn liền với di sản thì mới nhìn thấy vẻ đẹp sâu hơn, thu hút hơn. Nhiều di sản mà đằng sau nó là một triết lý sống sâu sắc. Hà Trang (t/h)

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI'

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI' (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Apple đang phát triển một công cụ chăm sóc sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn trở thành 'bác sĩ ảo' của người dùng, dự kiến ra mắt sớm nhất vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2026.

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh An Giang: Hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn VNPT ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
(PLVN) - Ngày 26/3/2025, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ Ra mắt Bệnh án Điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.