Sơ cứu bỏng đúng cách

Sơ cứu bỏng đúng cách
(PLO) -Bỏng được chia ra nhiều mức độ tùy theo diện tích bỏng, độ sâu bỏng, tác nhân gây bỏng và vị trí bỏng.
 

* Đợt lễ vừa rồi, tôi về quê chơi và bị phụt lửa từ bếp cồn khiến ba ngón tay bị rộp đỏ; do nóng quá nên tôi lấy nước đá bọc vào khăn rồi chườm lên tay. Khi đó, người thì khuyên tôi lấy kem đánh răng thoa lên, người thì đòi đổ nước mắm nhĩ lên sát trùng... Tôi sợ bị nhiễm trùng nên không làm theo. Xin bác sĩ tư vấn cách sơ cứu, xử lý bỏng đúng cách. 

Trần Thu Nguyệt (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước)

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thái Sơn - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tư vấn: Bỏng được chia ra nhiều mức độ tùy theo diện tích bỏng, độ sâu bỏng, tác nhân gây bỏng và vị trí bỏng. Có những tổn thương do bỏng với diện tích rất lớn nhưng chỉ ở độ 1, độ 2, nghĩa là người bệnh chỉ đỏ da, có các vết bỏng nước đơn thuần thì việc điều trị rất đơn giản.

Với vết bỏng có diện tích nhỏ ở tay hoặc chân, sau khi hạ nhiệt, vết bỏng sẽ dần tự liền lại. Có những loại bỏng đặc biệt như bỏng hóa chất, sau khi rửa sạch, hóa chất vẫn còn bám ở vết bỏng làm vết bỏng ngày càng sâu hơn. Bỏng ở các vị trí như đầu, mặt, cổ, mắt, cơ quan sinh dục đều được xem là bỏng nặng. 

Những thói quen chữa bỏng trong dân gian (như bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay dội nước đá lên chỗ bỏng) chẳng những không giúp việc cấp cứu tốt mà còn làm tình trạng bỏng nặng hơn. 

Cách xử trí đúng: Đối với các loại bỏng nói chung, trước tiên, cần cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Biện pháp duy nhất để hạ nhiệt độ vùng bỏng là dội nước sạch có nhiệt độ bình thường lên vùng tổn thương bỏng trong 15 - 20 phút, sau đó băng vết thương lại và đến cơ sở y tế.

Đối với nạn nhân bị bỏng do hóa chất văng, thấm trên quần áo thì phải cắt bỏ ngay quần áo trên người nạn nhân. Lưu ý: cần cắt chứ không nên lột quần áo của nạn nhân, vì có thể làm bóc phần da bị bỏng. 

Sau khi cắt bỏ quần áo, đặt vùng bỏng dưới vòi nước sạch trong khoảng 15 - 20 phút để rửa sạch các dị vật bẩn, hóa chất và hạ nhiệt độ xuống gần nhiệt độ cơ thể bình thường. Tiếp theo, dùng các băng gạc sạch phủ lên các tổn thương, tránh để các chất bẩn ở các vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.