Singapore trục xuất cặp vợ chồng giáo sư vì làm gián điệp cho Trung Quốc?

Ông Hoàng Tĩnh
Ông Hoàng Tĩnh
(PLO) -Ngày 4/8 vừa qua, Bộ Nội vụ Singapore ra tuyên bố trục xuất vợ chồng ông Hoàng Tĩnh, giáo sư Trường Đại học Quốc lập Singapore với cáo buộc “là đại diện cho nước ngoài (agent of influence) để gây ảnh hưởng đối với Singapore”.

Theo đó, mục đích chủ yếu của Hoàng Tĩnh và cơ quan tình báo nước ngoài là nhằm tác động đến chính sách ngoại giao và thay đổi dư luận công chúng. 

“Di dân không được hoan nghênh”

Bản tuyên bố viết: Cục di dân và cửa khẩu Singapore ngày 4/8 đã căn cứ vào khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh di dân có liên quan để hủy bỏ visa xuất nhập cảnh của Hoàng Tĩnh và vợ là Hoàng Tú Bình – hai người đều có quốc tịch Mỹ.

Sau khi xác định Hoàng Tĩnh có hoạt động làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Singapore, căn cứ điều khoản hữu quan của Pháp lệnh di dân, Hoàng Tĩnh bị coi là di dân không được hoan nghênh và bị cấm nhập cảnh Singapore. 

Tuyên bố của Bộ Nội vụ Singapore còn chỉ rõ: Hoàng Tĩnh trong tình hình biết rõ, vẫn đã tiếp xúc với cơ quan và nhân viên tình báo nước ngoài, hợp tác với họ để gây ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao và dư luận bản địa Singapore.

Hoàng Tĩnh đã tiếp xúc với một yếu nhân Singapore, trao cho người này “tình báo cơ mật” của một nước ngoài để tác động đến quan điểm, chính sách của quốc gia; Hoàng Tĩnh cũng tuyển mộ người khác hiệp trợ mình để nhằm đạt được mục tiêu; bà vợ Dương Tú Bình cũng biết rõ mọi hoạt động của chồng.

Ông Hoàng Tĩnh tại một hội thảo quốc tế
Ông Hoàng Tĩnh tại một hội thảo quốc tế

Cùng ngày, Đại học Quốc lập Singapore cũng thông báo treo chức và ngừng trả lương đối với Hoàng Tĩnh, nhà trường sẽ hợp tác với Bộ Nội vụ để xử lý vụ việc. Tên và tiểu sử của ông cũng đã biến mất khỏi danh sách giáo chức trên trang web của nhà trường từ tối 4/8.

Ngày 4/8/2017, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, ông Hoàng Tĩnh hiện đang có mặt tại Singapore đã bày tỏ: chính phủ Singapore đã thông báo văn bản liên quan cho ông, nhưng ông phủ nhận những cáo buộc của họ.

Ông nói: “Nói tôi là đại diện của nước ngoài định gây ảnh hưởng đến dư luận bản địa là nói bừa. Vì sao không trực tiếp chỉ rõ đó là nước nào?...Nhà và người thân của tôi đều ở Singapore, nếu họ có chứng cứ thì nên đưa tôi ra trước tòa án”. Ông cũng cho biết sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía luật sư và cả Đại sứ quán Mỹ ở Singapore.

Chuyên gia nổi tiếng

Tuy văn bản của Bộ Nội vụ Singapore không nói rõ Hoàng Tĩnh đại diện cho nước nào và Hoàng Tĩnh cũng phủ nhận ông phục vụ cho quốc gia nào đó, nhưng giới quan sát cho rằng có lẽ “nước ngoài” được ám chỉ ở đây là nhằm vào Trung Quốc. Hoàng Tĩnh là giáo sư nổi tiếng của Học viện Chính sách công cộng thuộc Đại học quốc lập Singapore, thường xuyên phát biểu các bài viết và quan điểm về quan hệ Trung - Mỹ và chính sách châu Á trên các báo, tạp chí lớn của thế giới.

Ông và vợ đều mang quốc tịch Mỹ, nhưng đều có thẻ Xanh của Singapore. Hoàng Tĩnh có bằng Tiến sĩ chính trị học của Đại học Havard, Thạc sĩ lịch sử Đại học Phúc Đán Thượng Hải, Cử nhân Anh văn Đại học Tứ Xuyên và là một trong số ít chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung - Mỹ đến từ Trung Quốc Đại Lục.

Hoàng Tĩnh quyết định kiện Bộ Nội vụ Singapore
Hoàng Tĩnh quyết định kiện Bộ Nội vụ Singapore

Hoàng Tĩnh sinh năm 1956 trong một gia đình quân nhân Trung Quốc, cha mẹ ông đều là quân y từng tham gia Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều. Trong Cách mạng Văn hóa, Hoàng Tĩnh phải về sống ở nông thôn Vân Nam, sau khi kết thúc trung học ông vào học khoa Anh văn tại Đại học Tứ Xuyên, tốt nghiệp năm 1978; sau đó đi học lấy bằng Thạc sĩ Lịch sử ở Đại học Phúc Đán. Năm 1986, ông sang Đại học Havard học 7 năm và lấy bằng Tiến sĩ chính trị học tại đây.

Năm 1993 - 1994, ông là giảng sư của Đại học Havard, từ 1994 đến 2002 là Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á và Giáo sư chính trị Đại học bang Utah; năm 1998 được phong chức vị Giáo sư suốt đời nước Mỹ; từ 2002 đến 2003 ông là nghiên cứu viên ở Đại học Stanfort; từ 2004 đến 2008 là nghiên cứu viên của viện Brookings Institution, Ông cũng là nghiên cứu viên cao cấp người gốc Hoa đầu tiên của Brookings Institution, chuyên nghiên cứu về vấn đề an ninh quốc tế.

Năm 2008, Hoàng Tĩnh đến Singapore, là giáo sư thỉnh giảng của Học viện Chính sách công cộng (CSCC) Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc lập Singapore, Giáo sư thỉnh giảng của Quỹ Lý Quang Diệu, Viện trưởng nghiên cứu Châu Á và toàn cầu hóa.

Tại Học viện CSCC Lý Quang Diệu, Hoàng Tĩnh đã từng chủ trì các cuộc Đối thoại an ninh Trung - Ấn, Đối thoại cao cấp báo chí Trung - Ấn, Đối thoại ba bên Trung - Nhật - Mỹ; Đối thoại chính sách môi trường châu Á, Đối thoại chính sách năng lượng ba nước Trung - Ấn - Nhật, Đối thoại an toàn năng lượng châu Á - EU; ông cũng đóng vai trò mở ra các hạng mục hợp tác quốc tế đa phương ở khu vực Siberia/ Viễn Đông; ông cũng là giáo viên hướng dẫn đầu tiên của Diễn đàn thủ lĩnh thanh niên Trung-Nhật.

Trường Đại học Quốc lập Singapore
Trường Đại học Quốc lập Singapore

Bộ Nội vụ bị kiện

Singapore là quốc gia có 5,8 triệu dân, người Hoa chiếm ba phần tư dân số và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng nhất trong chính phủ và có mối quan hệ tốt với Trung Quốc – đối tác mậu dịch lớn nhất. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, giữa hai nước đã có những tranh cãi xung quanh vấn đề Trung Quốc khống chế Biển Đông và việc Trung Quốc bắt giữ tại Hongkong xe bọc thép của Singapore trên đường vận chuyển về nước sau khi đã tham gia diễn tập ở Đài Loan.

Sự kiện Hoàng Tĩnh bị chính phủ Singapore trục xuất, cấm nhập cảnh với cáo buộc hoạt động gián điệp đã gây xôn xao thế giới người Hoa bởi ông là nhân vật khá nổi tiếng. Cho đến ngày 7/8, Hoàng Tĩnh vẫn ở lại Singapore và “chờ đợi phía Singapore đưa ra thêm các chứng cứ để đưa ra các quyết định tiếp theo”. Ông cho báo chí biết, chính phủ Singapore chỉ đưa ra thông báo qua Bộ Nội vụ chứ không ra thời hạn buộc ông và người nhà phải rời đi; hiện ông chưa biết vụ này đã được đưa vào trình tự pháp luật hay chưa.

Do phía Singapore không nêu cụ thể Hoàng Tĩnh là gián điệp của nước nào nên sau khi thông tin vợ chồng ông bị trục xuất được đưa tin rộng rãi đã lập tức gây nên những đồn đoán. Theo trang mạng lớn nhất của người Hoa thì nhiều người đoán ông là gián điệp của Trung Quốc bởi ông sinh ra ở Trung Quốc Đại Lục, trước đây học hành ở Trung Quốc, đã đăng tải các bài báo thân Trung Quốc.

BBC cho biết, sau khi từ Mỹ sang Singapore giảng dạy, Hoàng Tĩnh đã viết nhiều bài phân tích, bình luận về vấn đề châu Á cho các tờ “Thời báo New York” và “Nhật báo phố Wall”. Đồng thời, ông cũng viết và đăng tải nhiều bài trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa xã và “Nhân dân Nhật báo”. 

Trang web BBC Hoa ngữ cho rằng, nếu nhà chức trách Singapore chứng minh được giáo sư Hoàng Tĩnh phục vụ cho Bắc Kinh, thì mối quan hệ gần đây vốn đã căng thẳng giữa Singapore với Trung Quốc sẽ càng trở nên tồi tệ thêm. Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao  nước này hôm 4/8 lên tiếng, bày tỏ “không hay biết gì về vụ này”. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Singapore đã từ chối đưa ra bất cứ bình luận gì vì “đây là vấn đề liên quan đến quyền bí mật riêng tư”.  

Hoàng Tĩnh phát biểu tại một diễn đàn về an ninh Biển Đông
Hoàng Tĩnh phát biểu tại một diễn đàn về an ninh Biển Đông

Sáng 8/8, Hoàng Tĩnh đã thông báo cho báo chí biết: ông và vợ đã quyết định đưa đơn kiện Bộ Nội vụ Singapore. Tờ “Liên hợp Buổi sáng” dẫn lời ông: “Cách làm của tôi là căn cứ theo pháp luật Singapore, tôi chỉ có thể nói được như thế”.

Trước đó, hôm 4/8 khi thông báo quyết định trục xuất vợ chồng Hoàng Tình, trả lời báo chí, đại diện Bộ Nội vụ cũng nói: Hoàng Tĩnh và vợ có thể kháng tố lên Bộ trưởng Nội vụ, nếu kháng tố không thành công thì ông và vợ sẽ phải rời khỏi Singapore trong thời gian quy định...

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.