Người đàn ông giúp kẻ giết hại con trai mình làm lại cuộc đời

Ông Azim (phải) chụp ảnh cùng Tony, người sát hại con trai mình năm 1995. (Ảnh: The Washington Post)
Ông Azim (phải) chụp ảnh cùng Tony, người sát hại con trai mình năm 1995. (Ảnh: The Washington Post)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Azim Khamisa (Mỹ) trải qua một cú sốc lớn khi nghe tin con trai mình, Tariq Khamisa, bị giết trong một vụ cướp bất thành năm 1995. Thế nhưng, thay vì thù oán kẻ thủ ác, ông nhìn nhận rằng thủ phạm, Tony Hicks, 14 tuổi, cũng là một nạn nhân của xã hội.

Khi gây án, Tony mới học lớp 8, trở thành nghi phạm trẻ nhất California chịu xét xử như người trưởng thành. Tony bị kết án tù tối thiểu 25 năm và tối đa tù chung thân (có thể được trả tự do sau 25 năm nếu có hành vi cải tạo tốt).

Ông Azim, cha của nạn nhân, nhận ra rằng có hai nạn nhân trong vụ án này và không chỉ Tony phải chịu trách nhiệm.

Ông Azim cho biết, kẻ giết con ông không phải mình thiếu niên 14 tuổi đó, mà chính là xã hội, do "chưa giải quyết được vấn nạn người trẻ dính líu băng đảng, ma túy, rượu bia".

Ông quyết định góp phần thay đổi thực trạng thanh thiếu niên dính líu đến băng đảng, ma túy và rượu bia.

Sau 9 tháng con trai mất, ông Azim thành lập Quỹ Tariq Khamisa, tập trung vào việc tạo môi trường an toàn trong các trường học và cộng đồng, nhằm ngăn chặn thanh thiếu niên trở thành tội phạm.

Ông đã kết bạn với ông Ples Felix, ông ngoại của Tony, và cùng nhau lập kế hoạch cho việc này.

Sau nhiều năm, ông Azim và ông Ples đã tham gia hàng trăm cuộc họp và sự kiện trong trường học và nhà tù, chia sẻ câu chuyện của họ và nhấn mạnh về tình bạn đặc biệt của họ.

Ông Ples (trái) phát biểu cùng ông Azim (giữa) tại trường trung học Southwest ở San Diego, năm 2018. (Ảnh: The Washington Post)

Ông Ples (trái) phát biểu cùng ông Azim (giữa) tại trường trung học Southwest ở San Diego, năm 2018. (Ảnh: The Washington Post)

Ông Azim cố gắng kết nối trực tiếp với Tony để tha thứ cho anh nhưng anh từ chối vì anh không thoải mái và cảm thấy bản thân mình không xứng đáng được tha thứ cho những gì đã xảy ra.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài, Tony cuối cùng cũng chấp nhận gặp ông Azim.

Trò chuyện của họ kéo dài 6 tiếng tại nhà tù Folsom, California.

Tony, khi đó 43 tuổi, đã chia sẻ về cuộc đời mình và cảm xúc của anh. Tony được sinh ra khi mẹ anh mới 14 tuổi. Cha Tony không xuất hiện trong đời anh. Năm 9 tuổi, người mẹ gửi Tony đến sống cùng ông ngoại Ples.

Tony cho biết, việc này khiến anh cảm giác bị mẹ bỏ rơi. Khu anh sống tràn ngập băng đảng, phần lớn thành viên gia đình anh đều dính líu đến các băng nhóm. Bản thân Tony cũng gia nhập băng đảng từ khi mới học lớp 6.

Ông Azim đã tha thứ cho Tony và khuyến khích anh tham gia vào công việc của Quỹ Tariq sau khi ra tù. 2 người cũng giữ liên lạc kể từ đó.

Một thời gian sau, cô Tasreen Khamisa, con gái ông Azim, cũng tìm đến nhà tù gặp Tony.

Tuy cô mất 20 năm vật lộn với nỗi đau mất anh trai, nhưng cô hiểu Tariq không phải nạn nhân duy nhất. Kể từ đó, cô Tasreen bắt đầu gọi điện cho Tony hàng tuần.

Cô Tasreen cho biết, cô cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo Tony có cơ hội chữa lành vết thương lòng và tìm ra mục đích đời mình.

Trong nhiều năm, ông Ples và gia đình Azim đã trở thành chỗ dựa cho Tony, nỗ lực vận động hành lang để trả tự do cho anh.

Ông Azim cho biết, ông đã cố thuyết phục giới chức rằng Tony có việc cần làm và việc này không nằm sau song sắt.

Cuối cùng, anh Tony được trả tự do sớm sau 24 năm ngồi tù, và anh đã tìm cách hàn gắn quan hệ với cả bố và mẹ. Anh đã tham gia vào các hoạt động của Quỹ Tariq và là một thành viên tích cực trong gia đình Azim.

Ông Azim (phải) và con gái Tasreen (giữa) chụp ảnh cùng ông cháu Tony. (Ảnh: The Washington Post)

Ông Azim (phải) và con gái Tasreen (giữa) chụp ảnh cùng ông cháu Tony. (Ảnh: The Washington Post)

Tony cho biết, anh đang làm lại cuộc đời với công việc thợ sửa ống nước. Anh khẳng định được như hiện tại là nhờ gia đình ông Azim, những người anh coi như ruột thịt. Ông Azim cũng cho biết mình coi Tony như con trai trong gia đình.

Mỗi khi ăn tối, ông Azim thường để chân dung anh Tariq đối diện và thắp nến.

"Tôi tin thằng bé tự hào về quyết định tha thứ cho Tony của tôi. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có ngày Tariq và Tony gặp lại, cùng hàn huyên về quá trình truyền cảm hứng cho nhiều thanh thiếu niên Mỹ lầm đường lạc lối", ông Azim nói.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.