Singapore: Tham vọng xây nhà máy điện hạt nhân nổi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 khiến thế giới có ác cảm sâu sắc đối với điện hạt nhân. Thế nhưng ở Đông Nam Á, Singarpore lại thậm chí còn có tham vọng xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi...

Hồi tháng 9, khi Anh phê chuẩn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Hinkley Point cho thấy bước ngoặt mang tính biểu tượng. Theo tờ Financial Times, Anh sẽ phải trả 92,50 bảng cho mỗi megawatt giờ để sản xuất điện năng, khiến lạm phát tăng thêm trong vòng 35 năm. Chính phủ Anh phải quyết định phí bảo hiểm cho năng lượng sạch là chi phí đáng giá, cũng là một sự thừa nhận ngầm rằng việc khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy triều hiện nay sẽ không đáp ứng nhu cầu trước mắt. 

Lựa chọn khó khăn

Việc phân hạch hạt nhân không thải ra các chất ô nhiễm hoặc các loại khí. Khí đốt, dầu mỏ hoặc than đá được sử dụng ở các nhà máy điện ngấm ngầm phát ra độc tố và khí carbon dioxide, đe dọa cuộc sống và gây mất ổn định cho môi trường. 

Theo Viện Năng lượng hạt nhân, tính đến tháng 5/2016 đã có 30 quốc gia trên thế giới đang vận hành 444 lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện, và 63 nhà máy hạt nhân mới đang được xây dựng tại 15 quốc gia”. Tại châu Á, đến năm 2030, Trung Quốc dự kiến sẽ có 150 gigawatt (GW) điện - Malaysia, 1 GW; Việt Nam, 10 GW; và Indonesia, 35 GW. Tại Pháp, 75% năng lượng là từ các nguồn hạt nhân. 

Vậy lựa chọn hạt nhân có quan trọng đối với Singapore? Chắc chắn là có. Hiện nay, 95% nhu cầu năng lượng của Singapore được dẫn bằng đường ống từ Indonesia và Malaysia với hình thức khí tự nhiên. Sự phụ thuộc lớn của nền kinh tế vào một loại nhiên liệu duy nhất, và cách thức vận chuyển này khiến nó dễ bị tổn thương. Để đa dạng hóa chiến lược nguồn cung năng lượng của mình, Singapore đã xây dựng cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), bao gồm những hang sâu và kho chứa dầu nổi. 

Năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, là nguồn năng lượng bền vững duy nhất trong thế kỷ này, nhưng các công nghệ để khai thác năng lượng tái tạo một cách kinh tế vẫn còn đối mặt với những thách thức. Thậm chí nếu ở nơi khác họ vượt qua được, thì ở Singapore, những thách thức đó vẫn còn. Năng lượng mặt trời là rất tốn kém bởi cần nhiều đất đai, và nguồn năng lượng tái tạo từ thủy điện, gió và thủy triều hiện không có sẵn tại Singapore. Lựa chọn hạt nhân là lựa chọn khả thi duy nhất. 

Tại sao là nhà máy nổi?

Tuy nhiên, với diện tích 713km2, Singapore không có không gian cho một nhà máy điện hạt nhân. (Đối với Fukushima, một khu vực trong vòng bán kính 20km từ nhà máy đã được tuyên bố là không an toàn mà diện tích này lớn hơn 75% so với Singapore). Giáo sư Đại học Cambridge Andrew Palmer, người từng là cựu giáo sư khoa công trình dân dụng tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), chủ trương xây dựng một nhà máy hạt nhân dưới lòng đất. Ông lập luận rằng, bằng cách này bất kỳ rò rỉ nào xảy ra sẽ được hạn chế, dễ dàng hơn để bảo vệ địa điểm xây dựng khỏi khủng bố và đất đai được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người dân sinh sống và làm việc trên một nhà máy hạt nhân có cảm thấy an toàn? 

Nhà máy hạt nhân, nếu cần thiết, phải được xây dựng trên biển, như một bệ nổi. Trong trường hợp có tình huống nguy hiểm xảy ra, nhà máy sẽ được di chuyển chứ không phải những người xung quanh nhà máy.

Những nhà máy hạt nhân nổi không cần tiếp nhiên liệu trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Việc nạp nhiên liệu được thực hiện tại một nơi dành riêng. Bảo trì hay ngừng hoạt động nhà máy hạt nhân nổi này được thực hiện tại một nhà máy đóng tàu tiêu chuẩn. Một nhà máy điện hạt nhân nổi bao gồm một lò phản ứng phân hạch hạt nhân dưới mặt nước. Các nồi hơi hình ống, tuốcbin phát điện và máy biến áp, để dễ vận hành và bảo dưỡng được lắp đặt trên mặt nước. Nhà máy nổi này có thể được đặt ở bất cứ nơi nào có độ sâu thích hợp, không phụ thuộc vào địa chất đáy biển. 

Singapore là quốc gia đứng đầu thế giới về các giải pháp công nghệ lắp đặt giàn khoan ngoài khơi. Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi, Singapore chỉ cần phát triển công nghệ lắp đặt này. Tuy nhiên, Singapore cần một đối tác chiến lược có thể cung cấp các lò phản ứng hạt nhân môđun nhỏ có uy tín như Areva của Pháp cho nhà máy này. Vùng biển xung quanh Singapore được cho là một trong những vùng biển an toàn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, để bảo vệ, một rào cản/đê chắn sóng bê tông nổi với đường kính 200m nên được xây dựng xung quanh nhà máy này. Ngoài ra có thể sử dụng radar dưới nước, máy bay không người lái mang vũ khí, hàng rào điện áp cao thế để hỗ trợ việc giám sát và bảo vệ nhà máy trước các phần tử khủng bố. 

Chắc chắn, các khái niệm nhà máy hạt nhân nổi tại Singapore có thể có vẻ đáng ngạc nhiên với một số người. Nhưng đây là một giải pháp hợp lý được xây dựng dựa trên khả năng của Singapore trong việc xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi. Đó không phải là giải pháp khoa học viễn tưởng mà là một khả năng riêng của Singapore và có thể đạt hiệu quả chi phí. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.