Cơn ác mộng mang tên 'thảm họa nguyên tử Chernobyl'

Ngày 26.4 hàng năm, hàng ngàn người dân Ukraine mang nến và hoa để tưởng niệm những nạn nhân đã chết trong thảm họa Chernobyl.
Ngày 26.4 hàng năm, hàng ngàn người dân Ukraine mang nến và hoa để tưởng niệm những nạn nhân đã chết trong thảm họa Chernobyl.
(PLO) - Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (Thời điểm đó còn là một phần của Liên Xô) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Người ta ước tính số người chết vì thảm họa này vào khoảng 4.000 đến 1.000.000 người, hơn 10 triệu người bị nhiễm bệnh và mất chỗ ở.

Số phận đau thương 

Thứ bảy ngày 26/4/1986, khoảng gần 1 rưỡi sáng (giờ địa phương), lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây cháy. Một loạt các vụ nổ tiếp sau đó, và xảy ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân.

Sau này, khi các nhà khoa học tìm hiểu về nguyên nhân của vụ thảm họa, hầu hết đều cho là do công nhân tại nhà máy đã thực hiện việc kiểm tra hệ thống. Họ đã tắt các hệ thống an toàn khẩn cấp và hệ thống làm mát, vi phạm các quy định đã có, để chuẩn bị cho công tác kiểm tra. 

Ngay cả khi các dấu hiệu cảnh báo nhiệt độ lên tới mức nguy hiểm bắt đầu xuất hiện, các công nhân vẫn không ngừng công tác kiểm tra. Khí xenon tích tụ dần và vào lúc 1h23 phút sáng, vụ nổ đầu tiên đã làm rung chuyển lò phản ứng. Tổng cộng có ba vụ nổ cuối cùng đã thổi bay nóc bằng thép nặng 1.000 tấn của lò phản ứng.

Ngày 26/4, 43.000 người dân của thành phố Pripyat vẫn sinh hoạt bình thường. Họ không hề hay biết gì về thảm họa nổ lò hạt nhân cách đó 3km. Hơn 30 tiếng sau vụ nổ, chính quyền mới bắt đầu điều động 1.000 xe bus để di tản người dân. Mọi người đều hoang mang và không hề biết chuyện gì đang diễn ra, họ chỉ nghĩ mình sẽ chỉ rời thành phố vài ngày mà thôi.

Toàn bộ 49.360 cư dân của thị trấn phải nhanh chóng rời bỏ nhà cửa, tài sản của họ. Nhưng nhằm tránh tình trạng hỗn loạn, chính quyền đã giấu thông tin về vụ nổ và về mức độ nghiêm trọng mà thảm họa này gây nên.

Khoảng vài tháng sau, thêm 67.000 người phải chuyển đến nơi ở mới theo sắp xếp của chính phủ, nâng số cư dân buộc phải di tản lên 116.360 người, nhưng con số thực chất có thể lên tới khoảng 200.000 người.

Sau đó, để dập tắt ngọn lửa vẫn đang bùng cháy, chính quyền cũng đã bắt đầu điều động trực thăng chở lính quăng hàng tấn cát vào ngọn lửa phóng xạ nhưng lại bằng tay trần, cùng với đó là Boric Acid để trung hòa chất phóng xạ. Ngày đầu tiên là 110 lần bay, ngày tiếp theo là 300 lần. Thậm chí, có phi công phải bay đến 33 lần chỉ trong 1 ngày. 

Chất phóng xạ bắt đầu khiến những người bị nhiễm có những triệu chứng bất thường như: ói mửa, choáng váng, tiêu chảy... Sau một thời gian ủ bệnh, những người bị nhiễm phóng xạ nặng bắt đầu bị hoại tủy, phỏng rộp ghê gớm khắp toàn thân và ảnh hưởng đến tận xương tủy khiến họ vô cùng đau đớn. 

Những hình ảnh của thành phố chết Pripyat sau thảm họa
Những hình ảnh của thành phố chết Pripyat sau thảm họa

Hậu quả thảm khốc

Có lẽ điều tệ hại nhất trong thảm họa Chernobyl là người ta không xây dựng hệ thống bảo vệ. Nói cách khác, chính vì không có hệ thống nhà lò bảo vệ nên 190 tấn bụi phóng xạ đã bị phát ra hoàn toàn từ vụ nổ.

Sức ảnh hưởng của nó ước tính gấp 500 lần quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima (Nhật Bản) hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Hay nói cách khác, thảm họa cũng khiến một khu vực có diện tích đất rộng lớn trở thành vùng đất chết và không thể sinh sống trong vòng 150 năm tiếp theo. 150.000 người từng sống trong bán kính 18 dặm xung quanh Chernobyl đã phải di tản vĩnh viễn.

 Có tài liệu cho rằng chỉ khoảng 18.000 km2 đất canh tác bị nhiễm xạ, không được phép canh tác và chừng 35.000 km2 rừng bị ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhưng nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ môi trường lại khẳng định rằng phải tới 150.000km2 ở Belarus, Nga và Ukraine bị nhiễm xạ.

Vùng đất nằm trong khoảng cách 30km từ nhà máy được coi là vùng cấm. Nhiều đột biến đối với động thực vật đã xảy ra sau tai nạn. Lá một số cây thay hình và nhiều động vật sinh ra bị dị dạng.

Không chỉ thế, đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine và các nước láng giềng. Ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia, Slovena, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp và Anh. 

Khi thảm họa xảy ra, trong lò phản ứng số 4 có 200 tấn nhiên liệu urani. Người ta đánh giá rất khác nhau về lượng urani thoát ra khi xảy ra thảm họa. Các nhà lãnh đạo Ukraine quả quyết rằng, các nghiên cứu suốt 15 năm của họ cho thấy 95% nhiên liệu urani vẫn ở lại trong lò phản ứng sau vụ nổ.

Nhiều người khác ước đoán lượng nhiên liệu thoát ra nằm trong khoảng 3-20%. Dù đánh giá thế nào thì hơn 100 nguyên tố phóng xạ đã được tung vào khí quyển với số lượng vào khoảng 1 phần trăm đến 1 phần nghìn lượng bụi phóng xạ mà các cuộc thử vũ khí hạt nhân trong các thập kỷ 60 và 70 tạo ra. 

203 người phải nhập viện và 31 người chết ngay sau đó. Đa số họ là các nhân viên cứu hỏa và những người cứu nạn tìm cách kiểm soát vụ tai nạn bởi tất cả đều không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ.

Tuy nhiên, hậu quả khủng khiếp của nó lại nằm ở chỗ khác. Nỗi lo ung thư do nhiễm xạ vẫn tiếp tục đè nặng lên vai những người sống sót. Năm 2004 người ta thống kê được ít nhất 1.800 trường hợp trẻ em ở độ tuổi từ 0 đến 14 lúc tai nạn xảy ra, bị ung thư tuyến giáp trạng. Một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với bình thường.

 Tổ chức Diễn đàn Chernobyl vào năm 2005 đưa ra báo cáo cho biết có đến 4.000 trẻ em đã bị các chứng ung thư, máu trắng do hậu quả của thảm họa. Tạp chí Chernobyl của Nga năm 2007 dẫn các báo cáo khoa học khẳng định có tới 985.000 trẻ chết non trong giai đoạn 1986-2004 do hậu quả của bụi phóng xạ.

Còn theo Tổ chức Hòa Bình Xanh, “những bằng chứng rõ ràng cho thấy đã có ít nhất 200.000 người tại Belarus, Ukraine và Nga” chết trong giai đoạn 1990-2004 do hậu quả của vụ Chernobyl...  Ngoài ra, không chỉ có con người, theo Cơ quan Quản lý nông nghiệp Na Uy vào năm 2009 đã phải giám sát chặt chẽ 18.000 gia súc vì lo ngại thức ăn đã bị nhiễm xạ. Tại Đức, hơn 1.000 trong số 440.350 con heo rừng săn bắt được vào năm 2010 cũng được chuẩn đoán là bị nhiễm phóng xạ.

Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl mang tên V. I. Lenin nằm ở thị trấn Pripyat, Ukraine, cách 18km về phía Tây bắc thành phố Chernobyl ,cách 16km về phía biên giới Ukraine và Belarus, và cách khoảng 110km phía bắc Kiev.
Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, nó là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nhà máy có bốn lò phản ứng, mỗi lò có thể sản xuất ra 1 gigawatt (GW) điện (3,2 gigawatts nhiệt điện) mỗi ngày và cả 4 lò phản ứng sản xuất ra khoảng 10% lượng điện của cả Ukraine ở thời điểm xảy ra vụ tai nạn.
Việc xây dựng nhà máy được bắt đầu từ thập kỷ 1970, lò phản ứng số 1 bắt đầu hoạt động năm 1977, tiếp theo là lò phản ứng số 2 là vào năm 1978, số 3 vào năm 1981 và số 4 vào năm 1983. Sau đó, hai lò phản ứng nữa lại tiếp tục được xây dựng ở thời điểm xảy ra tai nạn, đó là lò phản ứng số 5 và số 6, mỗi lò cũng có khả năng sản xuất 1GW. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.